Nội dung chính

Mụn Chai Là Gì? Nguyên Nhân, Cách Điều Trị & Phòng Ngừa

Mụn chai là gì? Mụn chai bao lâu thì hết? Mụn chai là những nốt mụn bọc bị chai cứng, tồn tại trên da trong thời gian dài. Tình trạng này còn khiến da thâm đen hoặc đỏ, rất mất thẩm mỹ, làm cho nhiều người cảm thấy tự ti. Trong bài viết này, cùng Kiehl’s khám phá những thông tin hữu ích về vấn đề liên quan đến mụn chai, từ đó tìm ra những giải pháp tối ưu nhất để giúp bạn loại bỏ tình trạng này.

Mụn chai là gì?

Mụn chai là không phải là một loại mụn, mà là tình trạng các nốt mụn bọc bị chai cứng, nổi cộm trên bề mặt da, không gom cồi và cũng không xẹp xuống trong thời gian dài. Những nốt mụn chai cứng ở mặt cũng không gây đau và sưng đỏ như mụn viêm. Sự tích tụ nhân mụn lâu ngày do sẽ khiến nốt mụn ngày càng chai cứng, chuyển sang màu nâu hoặc đỏ thẫm. Ngoài khuôn mặt, mụn chai cũng có thể xuất hiện ở lưng, bụng, mông,...

Mụn chai là gì?
Mụn bọc bị chai tồn tại trên da trong thời gian dài (Nguồn: Internet)

Phân biệt mụn chai với mụn nang

Mụn chai có nhân mụn ẩn sâu dưới da, rất dễ nhầm lẫn với mụn nang. Tuy nhiên, bạn cần phân biệt hai loại mụn này để có thể lựa chọn được cách trị mụn thích hợp.

  • Mụn chai: Có dạng nốt sần, khó bị tác động, khó bị vỡ, không sưng to, rất cứng và khó loại bỏ nhân mụn, tồn tại trên da từ 2 tuần đến vài tháng.
  • Mụn nang: Nốt mụn sưng đỏ, chứa nhiều dịch mủ, dễ bị vỡ, tồn tại trên da trong thời gian ngắn.
  • Phân biệt mụn chai với mụn nang
    Mụn chai rất cứng, khó bị vỡ (Nguồn: Internet)

    Nguyên nhân khiến mụn bị chai cứng

    Để biết cách xử lý mụn chai tại nhà, trước tiên chúng ta cần tìm hiểu rõ những nguyên nhân phổ biến dẫn đến mụn bị chai, cụ thể như sau:

    • Không điều trị mụn sớm: Mụn bọc phát triển lâu ngày mà không được xử lý triệt để, phần nhân mụn sẽ tích tụ và chai cứng dưới da, từ đó biến thành những nốt mụn u cứng, khó điều trị.
    • Nặn mụn không đúng cách: Nặn mụn bọc chưa "chín" hoặc nặn mụn sai cách dễ làm tổn thương, nhiễm trùng da, khiến nốt mụn bị chai cứng, khó điều trị hơn. Ngoài ra, nếu nhân mụn sót lại, chúng sẽ kết hợp bã nhờn, bụi bẩn hình thành mụn chai.
    • Thường xuyên chạm tay vào mụn: Việc sờ tay lên mặt, chà xát hoặc massage da quá nhiều sẽ khiến mụn bị kích thích và dễ bị chai cứng hơn.
    • Chăm sóc da không đúng cách: Áp dụng các bước skincare không phù hợp với tình trạng làn da, đặc biệt là da mụn, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, từ đó khiến các nốt mụn bọc trở nên chai cứng trên bề mặt da.
    • Sử dụng sản phẩm chăm sóc da không phù hợp: Khi cồi mụn chưa được đẩy lên bề mặt da, việc sử dụng các thành phần mạnh như Benzoyl Peroxide có thể sản sinh ra các gốc tự do, khiến lớp tế bào Keratinocytes dưới da bị kích thích và gia tăng sự tạo ra các tế bào sừng mới. Điều này dẫn đến tình trạng dày sừng, trong khi các phản ứng viêm ở lớp sâu vẫn tiếp tục diễn ra, cuối cùng hình thành nên những nốt mụn chai cứng dưới da.
    • Vi khuẩn P.Acnes xâm nhập: Môi trường sống kém vệ sinh là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn P.Acnes phát triển và tấn công làn da. Những vật dụng quen thuộc như chăn, gối, nệm, khăn mặt... nếu không được vệ sinh định kỳ sẽ trở thành nơi trú ngụ của vi khuẩn dẫn đến tình trạng viêm nhiễm và hình thành mụn chai.
    • Thói quen sinh hoạt không khoa học: Chế độ sinh hoạt thiếu khoa học chẳng hạn như thường xuyên thức khuya, căng thẳng kéo dài sẽ làm rối loạn cơ chế tự phục hồi của da. Khi cơ thể không được nghỉ ngơi đầy đủ, các tuyến dầu trên da hoạt động mạnh hơn, lỗ chân lông dễ bị tắc nghẽn. Kết quả là các nốt mụn viêm trở nên dai dẳng, khó điều trị và dần dần trở thành các nốt mụn chai cứng, sưng to và dễ để lại vết thâm.
    • Rối loạn nội tiết tố: Rối loạn nội tiết tố là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng mụn chai cứng ở mặt. Khi nội tiết trong cơ thể thay đổi bất thường, tuyến bã nhờn hoạt động quá mức làm da tiết ra nhiều dầu hơn. Lượng dầu thừa này kết hợp với tế bào chết và bụi bẩn, gây bít tắc lỗ chân lông. Kết quả là các loại mụn bọc cứng, mụn đầu đen, mụn đầu trắng xuất hiện ở nhiều vị trí như cằm, mũi, trán và hai bên má. Đặc biệt, những nốt mụn này thường khó biến mất và dễ để lại sẹo thâm nếu không được điều trị đúng cách.
    • Một số yếu tố khác: Trong một số trường hợp, mụn bị chai cứng cũng có thể xảy ra mà không có sự tác động của các yếu tố bên ngoài. Điều này có thể do:
      • Yếu tố di truyền
      • Không tẩy tế bào chết đều đặn
      • Máu bầm còn sót lại sau quá trình viêm sưng mụn kéo dài.
    Nguyên nhân khiến mụn bị chai cứng
    Mụn bọc có thể bị chai nếu không được điều trị sớm (Nguồn: Internet)

    Quá trình hình thành mụn chai

    Diễn biến của mụn chai qua 5 giai đoạn chính như sau:

  • Giai đoạn 1 - Tăng tiết bã nhờn: Khi nội tiết tố trong cơ thể có sự thay đổi bất thường, các tuyến bã nhờn sẽ hoạt động mạnh hơn, dẫn đến tình trạng tăng tiết bã nhờn.
  • Giai đoạn 2 - Tăng sừng hóa nang lông: Dầu thừa và bã nhờn được tiết ra bị tích tụ dưới lỗ chân lông. Khi chịu tác động của yếu tố môi trường, tình trạng này sẽ tạo nên tế bào chết, gây bít tắc lỗ chân lông và hình thành mụn đầu đen, mụn ẩn, mụn đầu trắng.
  • Giai đoạn 3 - Tăng sinh vi khuẩn gây mụn: Lỗ chân lông bị bít tắc tạo ra môi trường yếm khí, là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn C.acnes phát triển bất thường trên da.
  • Giai đoạn 4 - Viêm nhiễm các nốt mụn: Cơ thể tự tạo cơ chế bảo vệ khi phát hiện C.acnes tăng sinh. Điều này dẫn đến sự hình thành các vết sưng tấy, các nốt mụn bọc bị viêm, càng kéo dài thì mụn càng trở nên nghiêm trọng.
  • Giai đoạn 5 - Các nốt mụn bị chai cứng dưới da: Khi mụn bọc bị viêm mà không được điều trị và chăm sóc đúng cách, các nhân mụn ẩn dưới da không được gom khô và kích thích, cộng với việc chà xát lên các nốt mụn, khiến mụn bị chai cứng và để lại thâm đen trên da.
  • Quá trình hình thành mụn chai
    Mụn chai có 5 giai đoạn phát triển chính trên da (Nguồn: Internet)

    Có nên nặn mụn chai không?

    Không nên nặn mụn bọc chai cứng vì nhân mụn đã bám chặt vào da và rất khó có thể lấy ra được. Việc cố gắng nặn lấy nhân mụn có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng da và khiến mụn trở nên nghiêm trọng hơn, để lại những vết thâm sẹo.

    Thay vì nặn mụn, bạn nên để cho mụn chai trồi lên, hình thành mủ và tự gom mủ dần. Đồng thời, bạn cũng có thể sử dụng các sản phẩm như kháng sinh (bôi hoặc uống) hoặc kem Adapalene kết hợp Benzoyl Peroxide để bóc tách lớp chai trên nốt mụn, giúp đẩy nhân mụn lên hiệu quả hơn.

    Có nên nặn mụn chai không?
    Không nên nặn mụn bị chai (Nguồn: Internet)

    Mụn chai có tự hết không?

    Nếu bạn đang thắc mắc mụn chai có tự hết không thì thực tế, mụn chai không thể tự hết được. Bởi mụn được hình thành từ quá trình viêm mạn tính, đã gây tổn thương sâu và trầm trọng cho da. Để điều trị mụn chai hiệu quả, bạn cần kết hợp nhiều phương pháp nhằm tác động vào từng giai đoạn phát triển của mụn. Cụ thể như:

  • Kiểm soát quá trình tiết bã nhờn, tránh tình trạng bít tắc lỗ chân lông.
  • Ngăn ngừa sự hình thành nhân mụn mới.
  • Làm dịu các nốt mụn đang viêm, kích thích nhân mụn trồi lên bề mặt da để có thể lấy nhân dễ dàng, tránh để lại sẹo thâm, sẹo rỗ.
  • Mụn chai có tự hết không?
    Mụn bị chai không thể hết một cách tự nhiên (Nguồn: Internet)

    Cách trị mụn chai cứng an toàn, hiệu quả, khoa học

    Bạn có thể tham khảo một số cách xử lý mụn chai tại nhà một cách khoa học và hiệu quả như sau:

    Sử dụng thuốc trị mụn chai cứng dạng bôi

    Cách xử lý mụn chai tại nhà phổ biến là sử dụng thuốc bôi dạng kem, gel hoặc lotion chứa các thành phần như Benzoyl Peroxide, Retinoids, AHA, Salicylic Acid và kháng sinh. Những thành phần này có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, loại bỏ nhân mụn và giảm nguy cơ để lại sẹo. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng các thuốc trị mụn chai cứng có thể gây ra tình trạng khô da. Vì vậy, trong quá trình sử dụng, cần dưỡng ẩm đầy đủ, uống nhiều nước và sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da, giảm thiểu tình trạng khô da và kích ứng.

    Với những trường hợp mụn bị chai nhiều và dai dẳng, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc nhóm Retinoids để bình thường hóa quá trình sừng hóa da, từ đó dần bạt lớp sừng trên các nốt mụn. Đồng thời, bạn cũng có thể kết hợp thêm các biện pháp tẩy tế bào chết hóa học (AHA, BHA) để loại bỏ dần tế bào chết trên mụn.

    Sử dụng thuốc trị mụn chai cứng dạng bôi
    Thuốc bôi ngoài da là cách trị mụn bị chai cứng hiệu quả (Nguồn: Internet)

    Sử dụng thuốc uống

    Trong quá trình điều trị mụn chai, việc sử dụng thuốc uống thường được kết hợp cùng với các loại thuốc bôi để đạt hiệu quả nhanh chóng và toàn diện hơn. Các nhóm thuốc uống thường được chỉ định bao gồm:

  • Nhóm thuốc hormone: Có tác dụng cải thiện tình trạng tăng tiết bã nhờn, một trong những nguyên nhân chính gây ra mụn không nhân.
  • Nhóm kháng viêm, dị ứng: Giúp làm giảm những triệu chứng sưng đỏ, viêm, đau của mụn bọc bị chai.
  • Nhóm thuốc trị mụn trứng cá nặng: Thường sử dụng các loại thuốc Retinoid với liều lượng từ 5mg đến 20mg.
  • Nhóm kháng sinh: Giúp tiêu diệt hiệu quả các vi khuẩn gây mụn.
  • Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc sử dụng thuốc uống trong điều trị mụn phải theo sự chỉ định của bác sĩ. Bạn không nên tự ý mua và sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, vì có thể dẫn đến tình trạng đề kháng kháng sinh, khiến quá trình điều trị gặp nhiều khó khăn và tốn nhiều thời gian, chi phí.

    Sử dụng thuốc uống
    Sử dụng thuốc uống kết hợp cùng với thuốc bôi để đạt hiệu quả nhanh chóng (Nguồn: Internet)

    Điều trị lâu dài với Isotretinoin kê đơn bởi bác sĩ chuyên khoa

    Để điều trị mụn chai cứng một cách triệt để và ngăn ngừa tái phát, các bác sĩ da liễu thường chỉ định sử dụng Isotretinoin. Đây là một dẫn xuất mạnh mẽ của vitamin A, có tác động sâu hơn so với Retinoids thông thường. Isotretinoin hoạt động bằng cách giảm sản xuất bã nhờn, làm thông thoáng lỗ chân lông và ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây mụn. Nhờ vậy, loại thuốc này có khả năng điều trị hầu hết các loại mụn nghiêm trọng.

    Tuy nhiên, việc sử dụng Isotretinoin cần được kiểm soát chặt chẽ, đặc biệt đối với phụ nữ đang mang thai hoặc có ý định mang thai vì thuốc có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng đối với thai nhi. Do đó, người dùng cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả tối ưu. Việc tuân thủ đúng liều lượng và thời gian điều trị cũng là yếu tố quan trọng để hạn chế các tác dụng phụ không mong muốn.

    Peel da

    Peel da là một phương pháp loại bỏ lớp tế bào chết trên bề mặt da, từ đó làm lộ rõ hơn những nốt mụn chai dưới da, giúp quá trình lấy nhân mụn diễn ra dễ dàng và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, đây là quy trình chuyên nghiệp, cần được thực hiện đúng cách để tránh biến chứng. Vì vậy, thay vì tự ý peel da tại nhà, bạn hãy đến các cơ sở y tế, bệnh viện uy tín để được thực hiện peel da trị mụn bởi những chuyên gia có trình độ chuyên môn cao.

    Peel da
    Peel da làm lộ rõ nốt mụn bị chai (Nguồn: Internet)

    Trị mụn chai bằng công nghệ cao

    Tùy vào tình trạng mụn và đặc điểm cơ địa của từng người, bác sĩ da liễu sẽ thiết kế phác đồ điều trị với các công nghệ tiên tiến. Dưới đây là một số công nghệ mang lại hiệu quả đáng kể:

  • Công nghệ chiếu ánh sáng sinh học: Giúp gom nhân mụn lên bề mặt da, từ đó thuận tiện hơn trong việc loại bỏ.
  • Công nghệ IPL (Intense Pulsed Light): Hỗ trợ kiểm soát lượng dầu tiết ra, đồng thời giảm tình trạng viêm nhiễm.
  • Công nghệ laser: Có tác dụng giảm viêm và cải thiện chất lượng làn da.
  • Trị mụn chai bằng công nghệ cao
    Công nghệ IPL giúp giảm tình trạng viêm nhiễm (Nguồn: Internet)

    Tiểu phẫu mụn chai

    Khi các phương pháp điều trị mụn chai thông thường không mang lại kết quả như mong đợi, tiểu phẫu có thể trở thành giải pháp hiệu quả. Tiểu phẫu mụn chai là quy trình bác sĩ da liễu sử dụng dụng cụ chuyên dụng để rạch và loại bỏ nhân mụn. Quy trình tiểu phẫu thường bao gồm các bước:

  • Vệ sinh và khử khuẩn vùng da bị mụn.
  • Gây tê tại chỗ để đảm bảo quá trình không gây đau đớn.
  • Sử dụng các dụng cụ chuyên dụng để lấy trực tiếp nhân mụn.
  • Sát khuẩn và băng bó vùng da sau khi lấy mụn.
  • Tiểu phẫu mụn chai
    Gây tê trước khi tiểu phẫu mụn chai (Nguồn: Internet)

    Cách chăm sóc da phòng ngừa mụn chai

    Mụn bị chai luôn là nỗi ám ảnh của nhiều người, đặc biệt là những ai có làn da nhạy cảm, dễ bị mụn. Tuy nhiên, với những thói quen chăm sóc da hàng ngày đúng cách, bạn hoàn toàn có thể ngăn ngừa tình trạng này một cách hiệu quả:

  • Làm sạch da mặt 2 lần/ngày: Rửa mặt vào buổi sáng và tối với sữa rửa mặt phù hợp. Đây là bước quan trọng để loại bỏ bụi bặm, dầu thừa và các tạp chất tích tụ trên da.
  • Tẩy trang kỹ càng: Nếu sử dụng mỹ phẩm trang điểm, hãy nhớ tẩy trang thật sạch trước khi rửa mặt. Việc này giúp ngăn ngừa mụn và tắc nghẽn lỗ chân lông.
  • Sử dụng kem dưỡng phù hợp: Chọn kem dưỡng ẩm nhẹ nhàng, không gây bít tắc lỗ chân lông. Với làn da nhạy cảm, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có sự chỉ dẫn cụ thể.
  • Đắp mặt nạ điều trị mụn: Đối với da tiết dầu và có dấu hiệu tắc nghẽn, việc đắp mặt nạ 2 lần/tuần có thể giúp kiểm soát tình trạng này.
  • Bảo vệ da khỏi ánh nắng: Sử dụng kem chống nắng mỗi ngày, đặc biệt khi ra ngoài. Điều này giúp ngăn ngừa sự gia tăng của mụn.
  • Không nặn mụn bằng tay: Việc này dễ dẫn đến tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng hơn. Hãy để bác sĩ da liễu xử lý.
  • Cách chăm sóc da phòng ngừa mụn chai
    Rửa mặt để loại bỏ bụi bặm, dầu thừa và các tạp chất tích tụ trên da (Nguồn: Internet)

    Gợi ý sản phẩm cải thiện tình trạng mụn chai hiệu quả từ Kiehl’s

    Khi đề cập đến việc chăm sóc da và điều trị mụn, Kiehl's luôn là một trong những thương hiệu được tin tưởng và lựa chọn hàng đầu. Với các sản phẩm được nghiên cứu và phát triển kỹ lưỡng, Kiehl's mang đến những giải pháp hiệu quả cho các vấn đề về da, trong đó có cả tình trạng mụn chai khó chữa. Trong số đó, Kiehl's Truly Targeted Blemish-Clearing Solution là một sự lựa chọn đáng cân nhắc. Với công thức độc đáo bao gồm 2% Salicylic Acid Medicated cùng các thành phần chăm sóc da khác, sản phẩm này sẽ giúp nhanh chóng loại bỏ các vấn đề mụn, ngăn ngừa sự tái phát, đồng thời mang lại sự dịu mát và trong sáng cho làn da.

    Thành phần chính:

  • Salicylic Acid 2%: Làm mềm và bong tróc các tế bào sừng, từ đó loại bỏ tắc nghẽn lỗ chân lông, mang lại làn da sạch mụn.
  • Niacinamide 4%: Có khả năng làm mờ vết thâm sau mụn, chống viêm, giảm sưng đỏ liên quan đến mụn.
  • Rễ Cam Thảo 0.2%: Có đặc tính chống viêm, giúp làm dịu da kích ứng một cách an toàn và nhẹ nhàng.

    Công dụng:

  • Giảm kích thước mụn bọc ở mũi, trán, cằm nhanh chóng.
  • Làm dịu vùng da sưng đỏ và hạn chế thâm mụn.
  • Làm sạch vùng da mụn ở má, trán, kháng viêm và giúp da sáng đều màu.

    Ưu điểm:

  • Tạo lớp màng trong suốt, thoáng khí bao phủ quanh nốt mụn, dễ dàng kết hợp với kem chống nắng hoặc trang điểm.
  • Bảng thành phần an toàn, không chứa các hợp chất gây kích ứng da.
  • Kết cấu ẩm mượt, thấm nhanh khi thoa lên da.

    Giá tham khảo: 750.000VNĐ/chai 15ml

  • Serum Chấm Mụn 2 Trong 1 Truly Targeted Blemish-Clearing Solution
    Serum Chấm Mụn 2 Trong 1 Truly Targeted Blemish-Clearing Solution (Nguồn: Kiehl’s)

    Một số câu hỏi thường gặp

    Mụn chai bao lâu thì hết?

    Mụn chai có thể tồn tại từ vài tuần đến vài tháng, tùy thuộc vào kích thước, mức độ viêm và cách chăm sóc da. Do lớp sừng cứng bao bọc, mụn khó tự tiêu biến nếu không có sự can thiệp. Nếu điều trị đúng cách (dùng sản phẩm đặc trị, tẩy tế bào chết hoặc can thiệp y khoa), mụn chai có thể biến mất sau 2-4 tuần. Tránh nặn mụn tại nhà để ngăn ngừa sẹo và nhiễm trùng.

    Mụn chai trông như thế nào?

    Mụn chai thường có hình dáng tròn hoặc bầu dục, kích thước to hơn mụn thông thường. Bề mặt của mụn chai cứng, sần sùi, màu sắc có thể là đỏ, thâm hoặc trùng với màu da xung quanh. Khác với mụn mủ, mụn chai không có đầu mụn rõ rệt, nhân mụn nằm sâu bên trong và được bao bọc bởi lớp mô cứng, dày. Loại mụn này thường xuất hiện ở cằm, má, trán hoặc vùng da chịu nhiều tác động bên ngoài.

    Mụn chai có nặn được không?

    Do lớp sừng cứng bao bọc nhân mụn nên việc nặn mụn chai bằng tay sẽ rất khó khăn và dễ gây tổn thương cho da. Nặn mụn sai cách có thể dẫn đến:

    • Viêm nhiễm: Vi khuẩn từ tay hoặc dụng cụ không vệ sinh có thể xâm nhập vào da, khiến mụn sưng tấy, viêm nặng hơn.
    • Tổn thương mô da: Lực nặn mạnh có thể làm vỡ mô bên trong da, gây sưng đau và làm nhân mụn không được loại bỏ hoàn toàn.
    • Nguy cơ để lại sẹo và thâm: Mụn chai có lớp sừng dày, nếu nặn mạnh tay, da dễ bị tổn thương, dẫn đến sẹo rỗ hoặc vết thâm khó lành.

    Bài viết trên đã đề cập đến nguyên nhân gây hiện tượng mụn chai trên da và các phương pháp giúp điều trị hiệu quả. Hy vọng sau khi đọc xong, bạn sẽ tìm được giải pháp phù hợp để giúp khắc phục các nốt mụn bọc chai mất thẩm mỹ. Ngoài ra, để tìm hiểu thêm những kiến thức bổ ích và sản phẩm chăm sóc da hiệu quả, hãy truy cập kiehls.com.vn ngay nhé.

    Kiehl's luôn phát triển những sản phẩm với thành phần và công thức cân bằng giữa tự nhiên và khoa học, nhằm mang đến giải pháp hiệu quả cho làn da của bạn. Hơn nữa, không chỉ chăm sóc làn da, Kiehl’s luôn lắng nghe và thấu hiểu cuộc sống của bạn! #WeSkincareAboutYou.

    Có Thể Bạn Sẽ Thích

    Thong bao định hướng
    Để có trải nghiệm tốt nhất, vui lòng xoay thiết bị của bạn