Nội dung chính

Da Mặt Bị Ngứa: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Da mặt bị ngứa là một tình trạng da liễu thường gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là phụ nữ. Tình trạng này có thể xuất hiện đột ngột và kéo dài, gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nguyên nhân da mặt bị ngứa đến từ các yếu tố bên ngoài như dị ứng mỹ phẩm, thời tiết và các yếu tố bên trong như thay đổi nội tiết tố. Hãy cùng Kiehl’s tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách khắc phục và chăm sóc da da mặt bị ngứa hiệu quả trong bài viết sau.

Da mặt bị ngứa là gì?

Da mặt bị ngứa là tình trạng da liễu phổ biến, biểu hiện bằng nổi mẩn đỏ li ti, có thể kèm theo mụn nước nhỏ và cảm giác ngứa rát. Tình trạng này thường xuất hiện ở má, trán và cằm, gây ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, nếu xác định đúng nguyên nhân và có phương pháp điều trị phù hợp, tình trạng này có thể được cải thiện đáng kể.

Da mặt bị ngứa là gì?
Tình trạng ngứa ngáy thường xảy ra ở vùng má (Nguồn: Internet)

Nguyên nhân da mặt bị ngứa

Nguyên nhân gây ngứa da mặt có thể do nhiều yếu tố khác nhau, từ dị ứng, viêm da đến các vấn đề về sức khỏe khác. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến dẫn đến da mặt bị ngứa.

Da mặt bị ngứa do dị ứng thời tiết

Da mặt là vùng da rất nhạy cảm, dễ bị kích ứng khi thời tiết thay đổi. Thời tiết nóng thường khiến mồ hôi tiết ra nhiều, tạo điều kiện cho bụi bẩn bám vào gây bít lỗ chân lông, dẫn đến nổi mẩn đỏ và ngứa ngáy. Ngoài ra, độ ẩm không khí giảm hoặc nhiệt độ thay đổi đột ngột cũng gây kích ứng da và dẫn đến tình trạng ngứa ngáy, đặc biệt là da mặt bị ngứa và nổi mụn đỏ 2 bên má.

Da mặt bị ngứa do dị ứng thời tiết
Thời tiết thay đổi đột ngột dẫn đến tình trạng ngứa da mặt (Nguồn: Internet)

Dị ứng tiếp xúc gây ngứa da mặt

Khi da mặt tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân gây kích ứng như phấn hoa, lông thú, mạt bụi nấm hoặc mốc có thể dẫn đến tình trạng dị ứng tiếp xúc. Phản ứng dị ứng thường biểu hiện bằng các nốt mẩn đỏ, ngứa ngáy và sưng tấy da.

Dị ứng mỹ phẩm khiến da mặt ngứa, sần sùi

Việc sử dụng các loại mỹ phẩm mỹ phẩm như sữa rửa mặt, toner, kem dưỡng ẩm, serum, kem nền, phấn,... không phù hợp hoặc lạm dụng quá mức có thể gây kích ứng da, dẫn đến da mặt ngứa, sần sùi và các vấn đề về da khác. Đặc biệt, việc sử dụng kem trộn, mỹ phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc hoặc chứa hàm lượng lớn Corticoid khiến da nhạy cảm, nổi mụn nhỏ, ngứa rát và dễ bị kích ứng hơn.

Da bị ngứa ngáy, nổi mụn do dị ứng với mỹ phẩm
Da bị ngứa ngáy, nổi mụn do dị ứng với mỹ phẩm (Nguồn: Internet)

Da mặt bị ngứa do yếu tố cơ địa

Những người có làn da nhạy cảm bẩm sinh thường dễ bị kích ứng và nổi mẩn ngứa hơn so với người bình thường. Nguyên nhân là do hệ miễn dịch của họ kém, khả năng chống lại các tác nhân gây hại từ môi trường cũng kém hơn, khiến da dễ bị kích ứng khi tiếp xúc với các tác nhân gây hại bên ngoài.

Dị ứng thực phẩm

Theo số liệu thống kê, có đến 25% trường hợp ngứa da mặt là do dị ứng thực phẩm. Khi cơ thể dung nạp các loại thực phẩm dễ gây kích ứng như đậu phộng, trứng, sữa, hải sản, nấm, măng, các loại quả hạch,... hệ miễn dịch cũng có thể phản ứng quá mức, khiến da mặt bị ngứa châm chích, nổi mẩn đỏ và các triệu chứng khác như chóng mặt, buồn nôn.

Dị ứng thực phẩm khiến da ngứa ngáy, ửng đỏ
Dị ứng thực phẩm khiến da ngứa ngáy, ửng đỏ (Nguồn: Internet)

Da mặt bị ngứa hai bên má do dị ứng thuốc

Thuốc Tây y chứa nhiều thành phần hoạt chất có thể gây phản ứng dị ứng nếu cơ thể mẫn cảm. Triệu chứng thường gặp là da ửng đỏ và ngứa ngáy, đặc biệt là vùng da mặt.

Nội tiết tố thay đổi gây ngứa da mặt

Sự mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể, đặc biệt ở phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt, mang thai hoặc sau sinh, có thể làm rối loạn hoạt động của tuyến bã nhờn. Điều này khiến da gặp các triệu chứng như ngứa ngáy, khô ráp, sần sùi, hoặc thậm chí nổi mụn.

Da mặt bị ngứa do thiếu nước

Khi cơ thể thiếu nước, tuyến nhờn sẽ hoạt động kém hiệu quả, khiến da không thể duy trì độ ẩm cần thiết, dẫn đến khô và tổn thương lớp biểu bì. Điều này cũng gây tổn thương các lớp biểu bì, làm da sần sùi và nứt nẻ.

Da bị thiếu nước thường bị bong tróc và ngứa ngáy
Da bị thiếu nước thường bị bong tróc và ngứa ngáy (Nguồn: Internet)

Da mặt nhạy cảm

Làn da nhạy cảm rất dễ bị kích ứng khi tiếp xúc với bụi bẩn, mỹ phẩm, phấn hoa, lông động vật,... Khi da tiếp xúc với các dị nguyên này, các triệu chứng như da mặt ngứa nổi mẩn đỏ xuất hiện ngay lập tức.

Da mặt bị ngứa do vệ sinh da không đúng cách

Không tẩy trang, rửa mặt sạch sẽ sau khi tiếp xúc với ánh nắng, tia UV, bụi, khói, mỹ phẩm sẽ khiến vi khuẩn và bụi bẩn tích tụ trên da, bám sâu vào lỗ chân lông, khiến da mặt ngứa, nổi mụn và sần sùi. Ngoài ra, việc làm sạch da mặt không đúng cách, sử dụng các sản phẩm tẩy rửa quá mạnh hoặc chà xát da quá mạnh có thể làm tổn thương lớp hàng rào bảo vệ da, khiến da dễ bị kích ứng, viêm nhiễm và ngứa ngáy.

Do lão hóa

Khi bước vào tuổi trung niên, quá trình lão hóa da diễn ra mạnh mẽ, lớp màng lipid bảo vệ cấu trúc da bị suy giảm. Do đó, da thường bị mất nước, trở nên khô ráp, mỏng manh, xuất hiện nhiều nếp nhăn và dễ bị ngứa da mặt nhưng không nổi mẩn.

 Da lão hóa thường mỏng manh và dễ bị ngứa
Da lão hóa thường mỏng manh và dễ bị ngứa (Nguồn: Internet)

Cách trị da mặt bị ngứa

Cảm giác ngứa ngáy trên da mặt không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Điều quan trọng là bạn cần xác định chính xác nguyên nhân và áp dụng các biện pháp khắc phục đúng cách. Dưới đây là một số cách trị da mặt bị ngứa hiệu quả.

Điều trị da mặt bị ngứa theo từng nguyên nhân

Da mặt bị ngứa phải làm sao? Để điều trị hiệu quả tình trạng ngứa da mặt, việc xác định chính xác nguyên nhân là vô cùng quan trọng. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây ngứa, các biện pháp điều trị sẽ khác nhau:

  • Ngứa da mặt do dị ứng mỹ phẩm: Đầu tiên, bạn nên ngừng sử dụng sản phẩm gây kích ứng ngay lập tức. Sau khi da đã ổn định, bạn hãy chọn đổi sản phẩm khác, lựa chọn các sản phẩm dịu nhẹ, không chứa hương liệu và paraben. Ban có thể tìm kiếm sự tư vấn từ bác sĩ da liễu để lựa chọn sản phẩm phù hợp với làn da của bạn.
  • Ngứa da mặt do bệnh lý da liễu hoặc do vấn đề bên trong cơ thể: Việc điều trị trong trường hợp này đòi hỏi sự can thiệp của bác sĩ chuyên khoa. Bác sĩ sẽ tiến hành khám và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, có thể bao gồm việc sử dụng thuốc, điều chỉnh chế độ ăn uống hoặc các phương pháp điều trị khác. Bạn cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất, ngăn ngừa tái phát.
  • Ngứa da mặt do da khô: Bạn nên tăng cường cung cấp độ ẩm cho da khô bằng cách uống đủ nước, ăn nhiều rau xanh và trái cây. Đồng thời, hãy sử dụng kem dưỡng ẩm phù hợp với loại da để cấp ẩm và bảo vệ da, đặc biệt là khi thời tiết lạnh, hanh khô.
  • Điều trị da mặt bị ngứa theo từng nguyên nhân
    Dưỡng ẩm cho da đầy đủ nếu tình trạng ngứa xảy ra do da khô (Nguồn: Internet)

    Sử dụng thuốc điều trị da mặt bị ngứa

    Da mặt bị ngứa và đỏ phải làm sao? Tùy vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của tình trạng da mặt bị ngứa, bác sĩ sẽ phác đồ điều trị và kê đơn các loại thuốc phù hợp. Một số loại thuốc thường được sử dụng bao gồm:

  • Thuốc kháng histamin: Đây là nhóm thuốc có tác dụng ức chế histamin – một chất gây dị ứng trong cơ thể, giúp giảm nhanh chóng các triệu chứng ngứa, nổi mẩn đỏ. Thuốc kháng histamin có thể được sử dụng dưới dạng bôi ngoài da hoặc uống.
  • Kem bôi ngoài da: Các loại kem bôi này thường chứa các thành phần có tác dụng làm dịu da, giảm viêm, giảm ngứa và cung cấp độ ẩm, dùng để bôi trực tiếp lên vùng da mặt bị ngứa.
  • Thuốc chứa corticoid: Đây là nhóm thuốc có tác dụng chống nhiễm khuẩn và kháng viêm mạnh, thường được sử dụng cho các trường hợp viêm da nặng, giúp giảm sưng, đỏ và ngứa hiệu quả.
  • Hydrocortisone dạng bôi: Đây là một loại corticoid nhẹ, thường được sử dụng để điều trị viêm da nhẹ đến trung bình.
  • Thuốc ức chế miễn dịch không steroid: Nhóm thuốc này giúp giảm phản ứng viêm bằng cách ức chế hệ thống miễn dịch. Loại thuốc này thường được sử dụng cho các trường hợp viêm da mãn tính và được kê đơn tùy theo từng trường hợp để hỗ trợ điều trị.
  • Thuốc kháng sinh: Trong một số trường hợp, khi da bị nhiễm khuẩn, bác sĩ có thể kê thêm thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng.
  • Lưu ý:

  • Việc lựa chọn loại thuốc và liều lượng sử dụng phụ thuộc vào nhiều yếu tố: nguyên nhân gây ngứa, mức độ nghiêm trọng của bệnh, độ tuổi, sức khỏe tổng thể của bệnh nhân,...
  • Bạn nên đến khám bác sĩ da liễu để được chẩn đoán chính xác và kê đơn thuốc phù hợp, không nên tự ý mua và sử dụng thuốc
  • Tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ, sử dụng thuốc đúng liều, đúng cách và trong thời gian quy định.
  • Thông báo ngay cho bác sĩ nếu có bất kỳ tác dụng phụ nào xảy ra.
  • Sử dụng thuốc điều trị da mặt bị ngứa
    Uống thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ (Nguồn: Internet)

    Cách chữa da mặt bị ngứa tại nhà

    Khi da mặt xuất hiện tình trạng đỏ rát, ngứa ngáy, nhiều người thường tìm đến các phương pháp tự nhiên để làm dịu da. Dưới đây là một số cách chữa da mặt bị ngứa tại nhà bằng các nguyên liệu dễ tìm và an toàn:

    Baking soda

    Baking soda có tính kiềm nhẹ, giúp cân bằng độ pH của da và làm dịu các kích ứng. Ngoài ra, baking soda còn có khả năng hút dầu thừa, làm sạch sâu lỗ chân lông.

  • Cách thực hiện: Trộn 4 thìa baking soda với nước ấm tạo thành hỗn hợp sền sệt. Thoa đều hỗn hợp lên da mặt, massage nhẹ nhàng rồi rửa sạch.
  • Lưu ý: Không nên sử dụng baking soda quá thường xuyên vì có thể làm khô da.
  • Bột yến mạch

    Bột yến mạch từ lâu đã được biết đến với khả năng làm dịu da, giảm viêm và ngứa. Các hoạt chất trong bột yến mạch giúp tạo ra một lớp màng bảo vệ da, ngăn ngừa mất nước và làm dịu các kích ứng.

  • Kem bôi ngoài da: Các loại kem bôi này thường chứa các thành phần có tác dụng làm dịu da, giảm viêm, giảm ngứa và cung cấp độ ẩm, dùng để bôi trực tiếp lên vùng da mặt bị ngứa.
  • Cách thực hiện: Trộn 1-2 thìa bột yến mạch với nước ấm tạo thành hỗn hợp sền sệt. Đắp hỗn hợp này lên vùng da bị ngứa, để khoảng 15-20 phút rồi rửa sạch.
  • Lưu ý: Nên chọn loại bột yến mạch nguyên chất không pha trộn để đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Đắp mặt nạ yến mạch để giảm viêm và ngứa ngáy
    Đắp mặt nạ yến mạch để giảm viêm và ngứa ngáy (Nguồn: Internet)

    Dưa leo

    Dưa leo chứa nhiều nước và các vitamin giúp làm dịu da, giảm sưng và cung cấp độ ẩm. Tinh chất trong dưa leo còn có tác dụng kháng viêm, làm se khít lỗ chân lông.

  • Cách thực hiện: Rửa sạch dưa leo, cắt lát mỏng và đắp lên vùng da mặt bị ngứa. Nằm thư giãn trong khoảng 15-20 phút rồi rửa sạch.
  • Lưu ý: Nên chọn dưa leo tươi, sạch để đảm bảo hiệu quả.
  • Mật ong và sữa chua

    Mật ong có tính kháng khuẩn, kháng viêm tự nhiên, giúp làm dịu da và thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào. Bên cạnh đó, sữa chua chứa axit lactic giúp làm sạch da nhẹ nhàng và cung cấp độ ẩm. Sự kết hợp giữa mật ong và sữa chua tạo thành một hỗn hợp dưỡng ẩm và làm dịu da hiệu quả.

  • Cách thực hiện: Trộn đều mật ong và sữa chua theo tỉ lệ 1:2. Thoa hỗn hợp lên da mặt, massage nhẹ nhàng rồi rửa sạch sau 15-20 phút.
  • Lưu ý: Nên chọn sữa chua không đường và mật ong nguyên chất để đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Sữa chua và mật ong giúp làm dịu da bị ngứa hiệu quả
    Sữa chua và mật ong giúp làm dịu da bị ngứa hiệu quả (Nguồn: Internet)
  • Lưu ý: Các phương pháp dân gian từ nguyên liệu tự nhiên được nhiều người áp dụng để làm dịu da mặt bị ngứa, đỏ và rát. Tuy nhiên, những phương pháp này chưa được khoa học kiểm chứng, Kiehl’s không khuyến khích bạn áp dụng. Để có được hiệu quả điều trị tốt nhất, bạn nên kết hợp với việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và xây dựng một lối sống lành mạnh.
  • Tham vấn ý kiến của bác sĩ nếu tình trạng ngứa kéo dài

    Nếu tình trạng da mặt bị ngứa kéo dài hơn 2 tuần mà không có dấu hiệu thuyên giảm, thậm chí còn trở nên nghiêm trọng hơn, bạn nên tham vấn ý kiến của bác sĩ. Ngoài ra, nếu bạn đang bị ngứa kéo dài, ảnh hưởng đến sinh hoạt, giấc ngủ, hoặc kèm theo các triệu chứng như sốt, sưng phù, đổ mồ hôi đêm,... hãy đến gặp bác sĩ ngay để được khám và điều trị kịp thời.

    Bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng kỹ lưỡng, hỏi về tiền sử bệnh lý và các loại thuốc bạn đang sử dụng để đưa ra chẩn đoán chính xác. Dựa trên kết quả khám, bác sĩ có thể chỉ định làm các xét nghiệm cần thiết như xét nghiệm máu, sinh thiết da,... để tìm ra nguyên nhân gây ngứa.

    Ngứa kéo dài có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, từ các bệnh về da đơn giản đến các bệnh lý nghiêm trọng hơn. Việc thăm khám và điều trị kịp thời sẽ giúp bạn tránh được những biến chứng nguy hiểm và sớm lấy lại làn da khỏe mạnh.

    Hãy đến gặp bác sĩ da liễu nếu tình trạng ngứa kéo dài
    Hãy đến gặp bác sĩ da liễu nếu tình trạng ngứa kéo dài (Nguồn: Internet)

    Gợi ý làm dịu da mặt bị ngứa từ Kiehl’s

    Nước Cân Bằng Hoa Cúc Calendula Herbal Extract Alcohol-Free Toner là một lựa chọn hoàn hảo cho những ai đang tìm kiếm sản phẩm làm dịu da kích ứng và bị ngứa hiệu quả và an toàn. Với công thức chiết xuất từ thiên nhiên, sản phẩm này không chỉ làm dịu da mà còn nuôi dưỡng và bảo vệ làn da một cách toàn diện.

    Thành phần chính:

  • Chiết xuất Hoa Cúc: Được biết đến với tính chất làm dịu và kháng viêm, chiết xuất hoa cúc giúp làm giảm các triệu chứng ngứa và mẩn đỏ trên da.
  • Allantoin: Làm mềm và bảo vệ da, allantoin giúp kích thích tái tạo da, kháng viêm, giúp giảm thiểu tình trạng ngứa và kích ứng.
  • Rễ Ngưu Bàng: Chiết xuất rễ ngưu bàng cung cấp độ ẩm cần thiết cho da, giúp da mềm mại và khỏe mạnh.
  • Công dụng:

  • Làm dịu tức thì các vùng da bị ngứa, đỏ và kích ứng, mang lại cảm giác dễ chịu và thoải mái.
  • Bảo vệ da khỏi tác hại của các gốc tự do, ngăn ngừa kích ứng và lão hóa sớm.
  • Cung cấp độ ẩm cần thiết, giúp da luôn mềm mịn và ngăn ngừa tình trạng khô ráp.
  • Loại bỏ bụi bẩn, tạp chất và dầu thừa trên da, mang lại làn da sạch sẽ và thoáng mát.
  • Hỗ trợ quá trình tái tạo da, giúp da khỏe mạnh và tươi trẻ hơn.
  • Giá tham khảo: 800.000 VNĐ/125ml, 1.200.000 VNĐ/200ml, 1.920.000 VNĐ/500ml.

    Nước Cân Bằng Hoa Cúc Calendula Herbal Extract Alcohol-Free Toner
    Nước Cân Bằng Hoa Cúc Calendula Herbal Extract Alcohol-Free Toner (Nguồn: Kiehl’s)

    Lưu ý để ngăn ngừa tình trạng da mặt bị ngứa

    Để ngăn ngừa tình trạng da mặt bị ngứa, bạn nên kết hợp cách chăm sóc da khoa học cùng với những thói quen lành mạnh, cụ thể như sau:

  • Rửa mặt nhẹ nhàng: Chọn sữa rửa mặt dịu nhẹ, phù hợp với loại da của bạn. Tránh chà xát quá mạnh, chỉ rửa mặt 2 lần/ngày để tránh làm mất đi lớp dầu tự nhiên bảo vệ da.
  • Dưỡng ẩm thường xuyên: Sau khi rửa mặt, hãy thoa kem dưỡng ẩm để khóa ẩm cho da. Chọn loại kem dưỡng có thành phần lành tính, không gây bít tắc lỗ chân lông.
  • Bảo vệ da khỏi ánh nắng: Ánh nắng mặt trời là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây khô da và kích ứng. Hãy thoa kem chống nắng mỗi khi ra ngoài và đội mũ, đeo kính râm để bảo vệ làn da.
  • Tẩy trang kỹ lưỡng: Tẩy trang sạch sẽ trước khi đi ngủ để loại bỏ bụi bẩn, mỹ phẩm còn sót lại trên da.
  • Sử dụng sản phẩm chăm sóc da phù hợp: Tránh sử dụng các sản phẩm có chứa hương liệu, cồn, chất tẩy rửa mạnh vì chúng có thể gây kích ứng da.
  • Kiểm tra thành phần mỹ phẩm: Đọc kỹ thành phần trước khi mua để tránh những chất có thể gây kích ứng.
  • Thử sản phẩm mới ở vùng da nhỏ: Trước khi sử dụng sản phẩm mới trên toàn bộ khuôn mặt, hãy thử ở vùng da nhỏ để kiểm tra xem có xảy ra phản ứng phụ nào không.
  • Uống đủ nước: Hãy uống đủ 2-3 lít nước mỗi ngày để cấp ẩm từ bên trong hạn chế tình trạng da bị ngứa do thiếu nước.
  • Hạn chế thực phẩm từng gây dị ứng cho bạn: Điều này sẽ giúp bạn ngăn ngừa dị ứng tái phát.
  • Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây: Các loại thực phẩm này giàu vitamin, khoáng chất giúp tăng cường sức khỏe làn da.
  • Tránh gãi: Gãi sẽ làm tổn thương da và khiến tình trạng ngứa càng trở nên trầm trọng hơn.
  • Hạn chế tiếp xúc với chất kích ứng: Tránh tiếp xúc với khói bụi, hóa chất, lông động vật,... để tránh tình trạng dị ứng tiếp xúc.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm khi thời tiết lạnh và hanh khô: Việc sử dụng máy tạo ẩm sẽ giúp cung cấp độ ẩm cần thiết cho da, ngăn ngừa tình trạng khô ráp, ngứa ngáy và bong tróc.
  • Tắm bằng nước ấm hoặc nước mát: Tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh có thể làm tổn thương lớp màng lipid tự nhiên của da, khiến da dễ bị kích ứng. Vì vậy, hãy sử dụng nước ấm hoặc nước mát.
  • Lưu ý để ngăn ngừa tình trạng da mặt bị ngứa
    Rửa mặt kỹ càng để loại bỏ tạp chất trên da, ngăn ngừa tình trạng ngứa (Nguồn: Internet)

    Da mặt bị ngứa là một vấn đề khá phổ biến và có thể được điều trị hiệu quả nếu bạn biết cách. Bằng việc xác định nguyên nhân, lựa chọn sản phẩm chăm sóc da phù hợp, điều chỉnh lối sống và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, bạn hoàn toàn có thể khắc phục tình trạng này. Ngoài ra, đừng quên truy cập kiehls.com.vn để khám phá thêm những kiến thức chăm sóc da bổ ích và sản phẩm dưỡng da chất lượng nhé.

    Kiehl's luôn tập trung phát triển các sản phẩm chăm sóc da với bảng thành phần và công thức cân bằng giữa tự nhiên và khoa học, hướng đến mục tiêu mang lại giải pháp hiệu quả cho làn da của người dùng. Hơn nữa, không chỉ riêng chăm sóc da, Kiehl’s cũng không ngừng nỗ lực lắng nghe và thấu hiểu cuộc sống của bạn! #WeSkincareAboutYou

    Gợi Ý Sản Phẩm Theo Quy Trình Skincare

    Thong bao định hướng
    Để có trải nghiệm tốt nhất, vui lòng xoay thiết bị của bạn