Nội dung chính

Da Nổi Mẩn Đỏ Ngứa Là Bị Làm Sao? Nguyên Nhân, Cách Điều Trị

Nổi mẩn đỏ trên da là một vấn đề da liễu phổ biến, gây ngứa rát, khó chịu, đặc biệt đối với những người có da nhạy cảm. Nổi mẩn đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Trong bài viết sau, hãy cùng Kiehl's tìm hiểu chi tiết hơn về nguyên nhân và cách xử lý tình trạng da nổi mẩn đỏ hiệu quả.

>>>Xem thêm:

  • Bí quyết chăm sóc làn da nhạy cảm
  • Da xỉn màu sạm đen: nguyên nhân và cách làm sáng da
  • Da nổi mẩn đỏ là bị gì?

    Nổi mẩn đỏ trên da là hiện tượng xuất hiện nhiều nốt mẩn đỏ trên da, gây cảm giác ngứa ngáy. Các nốt này có thể nhỏ như nốt muỗi đốt hoặc tạo thành từng mảng lớn. Thời gian và tần suất xuất hiện cơn ngứa cũng khác nhau ở mỗi người.

    Biểu hiện của da nổi mẩn đỏ ngứa khác nhau tùy từng người. Các vị trí thường bị nổi mẩn đỏ là mặt, cổ, tay, chân và trường hợp nặng có thể bị khắp cơ thể. Khi các nốt mẩn xuất hiện, người bệnh thường có thói quen gãi để giảm ngứa. Tuy nhiên, việc gãi có thể làm tình trạng trở nên tồi tệ hơn, khiến da bị tổn thương, dễ nhiễm trùng và để lại sẹo thâm.

    >>Xem thêm: 13 Cách Trị Mụn Ẩn Dưới Da Tại Nhà An Toàn Hiệu Quả Triệt Để

    Da nổi mẩn đỏ là bị gì?
    Nổi mẩn đỏ trên da là hiện tượng xuất hiện những nốt mẩn đỏ có thể gây ngứa (Nguồn: Internet)

    Triệu chứng của da bị nổi mẩn đỏ ngứa là gì?

    Da bị mẩn đỏ ngứa có những dấu hiệu và triệu chứng dễ nhận biết bằng mắt thường và cảm nhận như sau:

  • Hình dạng và biểu hiện: Da xuất hiện các nốt đỏ li ti, có thể mọc rải rác hoặc thành từng mảng. Thời gian và mức độ ngứa khác nhau, phụ thuộc vào thể trạng và độ tuổi.
  • Gây ngứa ngáy: Đây là triệu chứng phổ biến nhất của da bị nổi mẩn đỏ. Ngứa có thể khiến người bệnh khó chịu, mất ngủ và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
  • Vị trí xuất hiện: Những nốt ngứa thường xuất hiện nhiều ở những vùng da quanh mắt, môi hoặc mí mắt. Sau đó, chúng có thể lan ra các vùng da khác trên cơ thể.
  • Xuất hiện các loại mẩn đỏ: Có nhiều loại mẩn đỏ ngứa, trong đó thường gặp nhất là mẩn đỏ ngứa giống mụn, mụn nước hoặc dạng mảng. Nếu gãi có thể gây chảy máu dẫn đến da bị tổn thương và nhiễm trùng, để lại sẹo thâm.
  • Với những triệu chứng trên, bạn sẽ dễ dàng xác định liệu mình có bị mẩn đỏ ngứa hay không. Tuy nhiên, việc xác định triệu chứng này không hoàn toàn giúp bạn điều trị được nếu như không tìm ra được nguyên nhân chính xác.

    Triệu chứng của da bị nổi mẩn đỏ ngứa là gì?
    Da nổi mẩn đỏ có thể dễ dàng nhận biết qua mắt thường (Nguồn: Internet)

    Nguyên nhân khiến da nổi mẩn đỏ

    Dưới đây là một số nguyên nhân gây nổi mẩn đỏ phổ biến:

  • Nổi mề đay: Biểu hiện mề đay đặc trưng là da nổi mẩn đỏ kèm theo ngứa ngáy, sưng phù và cảm giác nóng rát, giống như bị muỗi đốt. Nổi mề đay là một phản ứng viêm của mao mạch trung bì, hình thành do dị ứng với các tác nhân nội hoặc ngoại sinh.
  • Dị ứng thời tiết: Dị ứng thời tiết có thể gây đỏ mắt, nổi mẩn đỏ ngứa dữ dội hoặc âm ỉ ở vùng da hở, kèm sổ mũi, hắt hơi,... Nguyên nhân là do hệ miễn dịch phản ứng quá mức với sự thay đổi đột ngột của thời tiết.
  • Phát ban: Phát ban là tình trạng da xuất hiện các đốm hoặc mảng màu đỏ hoặc hồng, có thể nổi lên hoặc bằng phẳng. Có thể ngứa hoặc không ngứa, kèm châm chích và nóng rát. Nguyên nhân do ma sát, nhiệt độ cao, nhiễm trùng,...
  • Dị ứng thành phần trong thuốc: Thành phần trong một số loại thuốc có thể phản ứng quá mức với hệ thống miễn dịch. Lúc này, hệ thống trong cơ thể sẽ phản ứng bằng cách gây mẩn đỏ trên da. Trong trường hợp triệu chứng nhẹ, mẩn đỏ trên da sẽ giảm và biến mất trong vài ngày. Tuy nhiên, trong trường hợp nặng hơn, có thể xảy ra khó thở, phát ban và ngứa toàn thân.
  • Dị ứng thực phẩm đồ uống: Dị ứng với thực phẩm, đồ uống xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với một thành phần không thể dung nạp. Hệ miễn dịch sẽ phản ứng bằng cách gây ra mẩn đỏ trên da toàn thân và gây ngứa mạnh. Người bị dị ứng thực phẩm nặng còn có thể gặp các triệu chứng như buồn nôn, chóng mặt, hoa mắt và ngứa cổ họng,…
  • Bệnh viêm da tiếp xúc khiến da nổi mẩn đỏ: Bề mặt da khá nhạy cảm và thường phản ứng mạnh với các chất tẩy rửa, xà phòng và các chất hoá học khác. Khi tiếp xúc với những tác nhân kích ứng, da có thể bị nổi mẩn đỏ và gây ngứa toàn thân. Đối với các tác nhân như hoá chất, nọc độc côn trùng,... có thể khiến da nổi mụn dị ứng, mụn mủ, mụn viêm, mụn nội tiết hoặc lở loét.
  • Nhiễm giun sán: Ấu trùng di chuyển đến ống mật gây tắc nghẽn, lưu lại độc tố trong cơ thể, kích hoạt phản ứng quá mức của hệ miễn dịch, biểu hiện bằng tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa.
  • Viêm nang lông
  • Rôm sảy
  • Một số bệnh lý tiềm ẩn khác: Nổi mẩn đỏ ngứa trên da cũng có thể là dấu hiệu cho một số bệnh lý tiềm ẩn khác, bao gồm rối loạn chức năng gan, rối loạn tuyến giáp,... Nếu bạn không biết chính xác nguyên nhân gây ra mẩn đỏ, bạn cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và tư vấn cách trị mụn đỏ 2 bên má, ở mặt,... .
  • >>>Xem thêm:

  • Da sạm nám, đốm nâu
  • Da xỉn màu sạm đen
  • Nguyên nhân khiến da nổi mẩn đỏ
    Nổi mẩn đỏ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra (Nguồn: Internet)

    Nổi mẩn đỏ ở da mặt có nguy hiểm không?

    Da nổi mẩn đỏ ngứa không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân do bệnh lý mà không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng da, khó thở, sốc phản vệ, giảm huyết áp đột ngột,...

    Nếu không điều trị nhanh chóng, nổi mẩn đó có thể xuất hiện nhiều vấn đề như:

  • Da mặt nổi mẩn đỏ như mụn gây mất thẩm mỹ: Các nốt mẩn đỏ khi bị cào, gãi dẫn đến tổn thương và để lại sẹo, thâm do tăng sắc tố, gây mất thẩm mỹ ảnh hưởng đến vẻ đẹp tổng thể của làn da.
  • Gây tổn thương cho da mặt: Khi bạn gãi da mặt liên tục do nổi mẩn đỏ ngứa, đặc biệt là trong trường hợp mất kiểm soát khi ngủ. Điều này có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho da mặt và cũng tăng nguy cơ bị nhiễm trùng và gây ra các vấn đề sức khỏe khác.
  • Nổi mẩn đỏ, mụn đỏ ở da mặt tăng nguy cơ da lão hóa: Mẩn ngứa khiến da trở nên yếu đuối và dễ bị tổn thương gây phá huỷ cấu trúc da, làm giảm khả năng tự bảo vệ của da, từ đó, dẫn đến việc tăng nguy cơ lão hoá da sớm.
  • Nên làm gì khi da bị nổi mẩn đỏ, mụn đỏ?

    Nổi mẩn đỏ và ngứa là một vấn đề da liễu khá phổ biến và không quá nghiêm trọng trong ngắn hạn. Tuy nhiên, nếu da bạn liên tục nổi mẩn đỏ và ngứa nhiều lần, tái phát thường xuyên hoặc kéo dài nhiều ngày, không nên chủ quan. Đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm như: nhiễm trùng da, sốc phản vệ, giảm huyết áp đột ngột, khó thở,...

    Vì vậy, ngay sau khi phát hiện tình trạng nổi mẩn đỏ trên da, bạn cần làm các bước sau:
    Bước 1: Theo dõi tình trạng của da và xác định nguyên nhân cụ thể.
    Bước 2: Hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức nếu bạn gặp các triệu chứng nặng hơn như:

  • Ban đỏ và ngứa lan rộng.
  • Sưng đỏ, xuất hiện bọng nước, đau nhức khớp, hoặc huyết áp giảm.
  • Cảm giác đau đớn ở vùng da mặt bị ngứa.
  • Tình trạng kéo dài trong nhiều ngày.
  • >>>Xem thêm:

  • Cách thu nhỏ lỗ chân lông
  • Cách ngăn ngừa mụn do đeo khẩu trang
  • Nổi mẩn đỏ ở da mặt có nguy hiểm không?
    Nổi mẩn đỏ gây tổn thương cho vùng da mặt (Nguồn: Internet)

    Bị mẩn ngứa khắp người phải làm sao? Cách điều trị hiệu quả

    Để giảm ngứa ngáy khắp người, bạn cần thực hiện những cách điều trị da nổi mẩn đỏ ngứa toàn thân hiệu quả nhanh chóng như:

    Sử dụng thuốc trị mẩn ngứa toàn thân

    Khi chưa xác định được nguyên nhân cụ thể gây mẩn ngứa, bạn có thể sử dụng các loại thuốc sau đây được bác sĩ kê đơn để làm giảm triệu chứng:

  • Thuốc kháng Histamin H1: Ức chế sản sinh histamin trong cơ thể, giảm cảm giác ngứa ngáy.
  • Thuốc chẹn thụ thể H2: Thu hẹp mạch máu, giảm phù nề và viêm da.
  • Thuốc Corticoid: Giúp làm giảm phản ứng miễn dịch và ngứa nhanh chóng.
  • Điều trị nguyên nhân gây mẩn ngứa

    Sau khi xác định được nguyên nhân chính gây mẩn ngứa, điều trị hướng tới nguyên nhân sẽ giúp làm dịu triệu chứng. Các phương pháp điều trị cụ thể bao gồm:

  • Loại bỏ tác nhân dị ứng: Nếu ngứa ngáy là do dị ứng, việc loại bỏ tác nhân gây dị ứng là bước quan trọng nhất. Điều này sẽ giúp ngăn chặn cơn ngứa nhanh chóng và ngăn ngừa tái phát.
  • Điều trị bệnh gan: Trong trường hợp ngứa ngáy là do vấn đề liên quan đến gan, bạn nên sử dụng các thuốc bổ gan, giải độc gan tùy thuộc vào tình trạng gan của bạn. Điều này giúp cải thiện chức năng gan và giảm các triệu chứng ngứa.
  • Điều trị bệnh tiểu đường: Nếu nguyên nhân là do bệnh tiểu đường, hãy tuân thủ chế độ điều trị do bác sĩ chỉ định, bao gồm sử dụng thuốc hạ đường huyết như Gliclazide, Metformin. Bên cạnh đó, có thể sử dụng các cây thuốc nam như tâm sen, hoa cúc, cây thìa canh, cỏ ngọt để hỗ trợ kiểm soát đường huyết.
  • Các mẹo giúp giảm ngứa toàn thân

    Khi chưa xác định được nguyên nhân cụ thể gây mẩn ngứa, bạn có thể sử dụng các loại thuốc sau đây được bác sĩ kê đơn để làm giảm triệu chứng:

  • Không nên gãi da khi không rõ nguyên nhân gây ngứa để tránh tổn thương da.
  • Chọn quần áo thoải mái và sử dụng điều hòa hoặc quạt để giảm cảm giác nóng bức.
  • Tránh tắm nước nóng và duy trì độ ẩm cho da bằng sản phẩm dưỡng ẩm phù hợp.
  • Đắp khăn lạnh lên vùng da bị ngứa để làm dịu và giảm ngứa ngáy.
  • Tắm nước trà xanh, lá bạc hà, trầu không để làm dịu và sát khuẩn da.
  • Sử dụng gel nha đam để cấp ẩm và làm dịu vùng da bị ngứa.
  • Tránh tiếp xúc với hóa chất và đeo bảo vệ khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng.
  • Hạn chế ăn các món nhiều dầu mỡ, giàu đạm hoặc dễ gây dị ứng.
  • Giảm căng thẳng bằng yoga, thiền định.
  • Những biện pháp này sẽ giúp bạn giảm ngứa ngáy toàn thân một cách hiệu quả. Tuy nhiên, nếu ngứa ngáy xuất hiện từ các nguyên nhân bên trong cơ thể, bạn cần phải điều trị nguyên nhân để giải quyết vấn đề gốc rễ.

    cách điều trị da nổi mẩn đỏ ngứa toàn thân hiệu quả
    Hình ảnh nổi mẩn đỏ, ngứa, da bị nổi mụn đỏ, các vết sần ngứa như dị ứng (Nguồn: Internet)

    Cách điều trị da mặt nổi mẩn đỏ, mụn đỏ ngứa an toàn, hiệu quả

    Cách trị nổi mẩn đỏ ngứa có thể giúp bạn đẩy lùi tình trạng gây khó chịu này trên da. Dưới đây là các phương pháp được nhiều người áp dụng mà bạn có thể tham khảo thực hiện:

    Tìm hiểu và loại bỏ nguyên nhân chính khiến da bị nổi mẩn đỏ

    Xác định nguyên nhân gây mẩn đỏ và ngứa trên da mặt như dị ứng, môi trường, sản phẩm chăm sóc da, thực phẩm, hay các yếu tố khác. Để kiểm soát và giảm thiểu tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa trên da mặt khi không thể xác định nguyên nhân chính, bạn có thể loại bỏ các tác nhân gây dị ứng bằng cách:

  • Hạn chế dùng mỹ phẩm trang điểm: Một số loại mỹ phẩm makeup có chứa những thành phần gây dị ứng mỹ phẩm. Do đó, khi bị mẩn đỏ, bạn nên hạn chế dùng đồ trang điểm chứa hương liệu mạnh, chất bảo quản,... để tránh khiến tình trạng này trở nặng.
  • Kiểm tra kỹ lại thành phần có trong sản phẩm chăm sóc da: Khi da bị nổi mẩn đỏ, việc lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da cần được cân nhắc kỹ lưỡng. Bạn nên đọc kỹ nhãn dán trên sản phẩm để tìm hiểu về thành phần chính và các chất phụ gia có thể có trong sản phẩm. Nếu mỹ phẩm chứa các chất gây hại như paraben, cồn, chì,...thì tốt nhất bạn nên loại bỏ ra khỏi quy trình các bước skincare hàng ngày.
  • Ngưng sử dụng các loại thực phẩm có thể gây dị ứng: Nếu bạn gặp phải các dấu hiệu của dị ứng thực phẩm như nổi mẩn đỏ, bạn nên hạn chế hoặc ngừng sử dụng những thực phẩm có thể gây dị ứng. Nếu bạn không chắc chắn về những thực phẩm gây dị ứng hoặc gặp phản ứng nghiêm trọng hơn, hãy tham khảo ý kiến và lời khuyên từ chuyên gia dinh dưỡng.
  • Bảo vệ, che chắn da kỹ càng, tránh để da tiếp xúc với bụi bẩn vi khuẩn: Tình trạng nổi mẩn đỏ co thể xảy ra do da tiếp xúc với bụi bẩn, vi khuẩn bên ngoài môi trường. Do đó, để hạn chế hiện tượng này, bạn cần sử dụng các biện pháp bảo vệ, che chắn da kỹ càng mỗi khi ra ngoài bằng khẩu trang, mũ,...
  • >>>Xem thêm:

  • 11 Cách Trị Thâm Mụn Tại Nhà Hiệu Quả Nhanh Chóng Nhất
  • Vì Sao Da Không Đều Màu? Cách Khắc Phục Làm Da Mặt Đều Màu
  • Cách điều trị da mặt nổi mẩn đỏ, mụn đỏ an toàn, hiệu quả
    Kiểm tra các thành phần có trong sản phẩm chăm sóc da để hạn chế kích ứng (Nguồn: Internet)

    Cách trị da nổi mẩn đỏ ngứa trên mặt tại nhà bằng phương pháp tự nhiên

    Để điều trị da bị ngứa nổi mẩn đỏ trên mặt tại nhà, bạn có thể áp dụng các phương pháp tự nhiên như:

  • Làm sạch da mặt với nước muối sinh lý: Một phương pháp làm sạch da mặt được khuyến nghị khi da bị nổi mẩn đỏ và ngứa là sử dụng nước muối sinh lý 2 lần/ngày. Bạn sử dụng bông tẩy trang nhúng vào nước muối sinh lý và nhẹ nhàng rửa mặt và massage trong khoảng 1 - 2 phút để nước muối có thể thẩm thấu và làm sạch da hiệu quả.
  • Xông hơi tinh dầu bạc hà: Đây là phương pháp giúp làm thông thoáng lỗ chân lông, loại bỏ bụi bẩn, kháng khuẩn và giảm mẩn ngứa trên da. Thực hiện bằng cách đun sôi một nắm lá bạc hà với nước, sau đó sử dụng nước bạc hà này để xông hơi da mặt. Khi nước đã nguội, bạn có thể dùng để rửa mặt.
  • Đắp mặt nạ dưa leo: Mặt nạ dưa leo có tác dụng làm dịu mẩn ngứa trên da. Thực hiện bằng cách rửa sạch dưa leo và cắt lát mỏng. Sau đó, rửa sạch mặt và thấm khô, đắp dưa leo lên da mặt. Để mặt nạ từ dưa leo trên da khoảng 15 phút và sau đó rửa sạch mặt bằng nước ấm.
  • Cách trị da nổi mẩn đỏ ngứa trên mặt tại nhà bằng phương pháp tự nhiên
    Làm sạch và giữ da luôn khô thoáng là cách trị mẩn đỏ ngứa hữu hiệu (Nguồn: Internet)

    Sử dụng thuốc để điều trị nổi mẩn đỏ ở da mặt

    Trong trường hợp mẩn đỏ ngứa trên da mặt của bạn trở nên nghiêm trọng, xuất hiện các dấu hiệu như dấu hiệu nhiễm trùng và khó chịu kéo dài, bạn nên tham khảo bác sĩ da liễu để được thăm khám và điều trị bằng thuốc kịp thời. Dưới đây là một số loại thuốc thường được sử dụng để cải thiện mẩn ngứa trên da mặt:

  • Thuốc bôi: Nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt bôi thuốc gì? Bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc bôi như corticosteroid để giảm viêm, ngứa và mẩn đỏ trên da. Thuốc bôi này thường được áp dụng trực tiếp lên vùng da bị tổn thương. Một số thuốc bôi thường được sử dụng để kiểm soát mẩn đỏ trên da: Kẽm nồng độ 5% - 10%, kem sát trùng, kem steroid tại chỗ,...
  • Thuốc sát trùng: Trong trường hợp da có dấu hiệu nhiễm trùng, bác sĩ có thể đề xuất sử dụng các loại thuốc sát trùng hoặc chất kháng vi khuẩn để giúp kiểm soát và làm dịu tình trạng nhiễm trùng.
  • Thuốc uống kháng viêm: Đối với mẩn ngứa nghiêm trọng và kéo dài, bác sĩ có thể đưa ra quyết định sử dụng thuốc uống kháng viêm như antihistamine hoặc corticosteroid để giảm các triệu chứng ngứa và viêm.
  • Lưu ý, việc sử dụng thuốc điều trị mẩn ngứa trên da mặt cần được chỉ định và giám sát bởi bác sĩ chuyên khoa da liễu. Bác sĩ sẽ đưa ra đánh giá chính xác về tình trạng của bạn và điều chỉnh liều lượng cũng như thời gian sử dụng thuốc phù hợp.

    Cách điều trị nổi mẩn đỏ ở da mặt bằng thuốc
    Điều trị mẩn đỏ ở da bằng cách sử dụng các loại thuốc được chỉ định (Nguồn: Internet)

    Sử dụng thuốc để điều trị nổi mẩn đỏ ở da mặt

    Để đạt hiệu quả cao trong quá trình điều trị da bị ngứa nổi mẩn đỏ trên mặt, bạn nên tuân thủ các lời khuyên sau:

  • Không gãi vùng da bị mẩn đỏ, ngứa: Gãi có thể làm tăng nguy cơ tổn thương da và lây nhiễm.
  • Không sờ tay lên vùng da mặt bị dị ứng: Việc sờ tay có thể làm lây lan các vi khuẩn và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Hạn chế ăn những thực phẩm có thể gây dị ứng: Đặc biệt là những loại thực phẩm mà bạn đã nhận ra có thể gây phản ứng dị ứng trên da.
  • Hạn chế sử dụng mỹ phẩm đã cũ: Nên thay đổi mỹ phẩm sau một khoảng thời gian từ 6 - 12 tháng để tránh nhiễm khuẩn và dị ứng.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm khi thời tiết khô: Điều này giúp duy trì độ ẩm cho da mặt, làm giảm ngứa và khô da.
  • Không rửa mặt bằng nước nóng: Nước nóng có thể làm khô da và kích ứng thêm vùng da mặt bị mẩn đỏ.
  • Tránh sử dụng các thành phần dễ kích ứng và chất tẩy rửa mạnh cho da mặt: Chọn các sản phẩm chăm sóc da nhẹ nhàng, không chứa cồn và các thành phần gây kích ứng.
  • Một số lưu ý khi điều trị nổi mẩn đỏ ở da mặt
    Tuyệt đối không gãi lên da nổi mẩn đỏ ngứa để đảm bảo hiệu quả trong quá trình điều trị (Nguồn: Internet)

    Cách phòng ngừa tình trạng da bị nổi mẩn đỏ, mụn đỏ

    Trong quá trình chăm sóc da, bạn cần lưu ý một số điều như bên dưới để hạn chế tình trạng nổi mẩn đỏ trên da:

  • Uống đủ nước mỗi ngày: Đảm bảo uống đủ lượng nước cần thiết để cơ thể luôn được cân bằng độ ẩm và giúp thanh lọc cơ thể hạn chế tình trạng nổi mẩn đỏ, mụn đỏ trên da.
  • Tuân thủ chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh: Bạn nên bổ sung nhiều rau xanh và trái cây giàu vitamin C, E để tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ da. Hạn chế ăn các thực phẩm cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, và thức uống có cồn và chất kích thích, vì chúng có thể kích thích da và gây dị ứng.
  • Tránh tiếp xúc với các chất gây dị ứng, kích ứng da: Các chất gây dị ứng, kích ứng có thể gây nổi mẩn đỏ nghiêm trọng trên da, đặc biệt đối với da nhạy cảm. Vì vậy, bạn nên hạn chế sử dụng các tác nhân như hương liệu và chất tạo màu nhân tạo để bảo vệ da hiệu quả.
  • Theo dõi sức khỏe định kỳ: Thực hiện khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm và điều trị các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, giúp cơ thể luôn khỏe mạnh và tăng cường hệ miễn dịch, từ đó giảm thiểu nguy cơ bị mẩn đỏ và các vấn đề da khác.
  • Sử dụng sữa rửa mặt dịu nhẹ cho da nhạy cảm: Khi thực hiện quy trình chăm sóc da nhạy cảm, sữa rửa mặt dịu nhẹ là một lựa chọn tốt. Bạn nên chọn những sản phẩm có công thức nhẹ nhàng, không chứa hương liệu và các thành phần gây kích ứng khác. Điều này đảm bảo rằng sản phẩm không gây kích ứng hoặc tác động tiêu cực đến da nhạy cảm của bạn.
  • Dưỡng ẩm da thường xuyên bằng kem dưỡng ẩm cho da nhạy cảm (không paraben, cồn, hương liệu): Dưỡng ẩm là một bước quan trọng để ngăn chặn da khô, nổi mẩn đỏ và bong tróc. Kem dưỡng ẩm giúp tạo một lớp màng bảo vệ trên da, giữ cho da mềm mịn và đàn hồi. Bạn nên ưu tiên chọn các sản phẩm cấp ẩm không chứa cồn, paraben hay hương liệu như Kem Cấp Ẩm Kiehl's Ultra Facial Cream Dưỡng Ẩm Suốt 24 Giờ đến từ thương hiệu nổi tiếng Kiehl’s. Sản phẩm chứa đạm Glycoprotein trong băng Nam Cực cùng chiết xuất Squalene từ trái Olive sẽ giúp dưỡng ẩm chuyên sâu, hỗ trợ phục hồi hàng rào bảo vệ dalàm dịu da kích ứng tức thì.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm khi chăm sóc da bị nổi mẩn đỏ, mụn đỏ
    Kem Cấp Ẩm Kiehl's Ultra Facial Cream Dưỡng Ẩm Suốt 24 Giờ (Nguồn: Internet)

    Một số lưu ý khi da bị nổi mẩn đỏ ngứa

    Dưới đây là những điều cần lưu ý để quá trình điều trị da bị nổi mẩn đỏ và ngứa ở mặt đạt hiệu quả cao nhất:

  • Không gãi vùng da bị mẩn đỏ, ngứa: Gãi có thể làm tổn thương da, gây viêm nhiễm và làm tình trạng mẩn đỏ nghiêm trọng hơn.
  • Không sờ tay lên vùng da mặt bị dị ứng: Tay có thể chứa vi khuẩn và dầu, gây nhiễm trùng hoặc làm tình trạng dị ứng nặng thêm.
  • Hạn chế ăn những thực phẩm có thể gây dị ứng: Bị dị ứng da nổi mẩn đỏ kiêng ăn gì? Tránh xa các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, đậu phộng, và thực phẩm có chất bảo quản cao.
  • Hạn chế sử dụng những loại mỹ phẩm đã cũ: Mỹ phẩm cũ có thể mất hiệu quả và trở thành nơi sinh sôi của vi khuẩn, làm tăng nguy cơ dị ứng da.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm khi thời tiết hanh khô: Máy tạo độ ẩm giúp duy trì độ ẩm cho da, ngăn ngừa khô da và kích ứng.
  • Không rửa mặt bằng nước nóng: Nước nóng có thể làm da khô hơn và kích ứng da, đặc biệt là khi da đang bị mẩn đỏ và ngứa.
  • Tránh sử dụng các sản phẩm dễ kích ứng: Chọn các sản phẩm chăm sóc da nhẹ nhàng, không chứa chất tẩy rửa mạnh hoặc các thành phần dễ gây kích ứng để bảo vệ da mặt.
  • Bài viết trên đã đề cập đến các thông tin liên quan đến tình trạng nổi mẩn đỏ cũng như các cách giúp cải thiện hiện tượng này. Nổi mẩn đỏ không gây ra các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng nhưng có thể khiến làn da của bạn trở nên lão hóa sớm. Do đó, việc tìm kiếm các giải pháp giúp điều trị tình trạng này là điều cần thiết. Đừng quên truy cập kiehls.com.vn để khám phá thêm những hoạt chất chăm sóc da nổi bật khác cùng nhiều ưu đãi của Kiehl’s nhé.

    Kiehl's luôn phát triển các sản phẩm với thành phần và công thức cân bằng giữa tự nhiên và khoa học, nhằm mang đến giải pháp hiệu quả cho làn da của bạn. Hơn nữa, không chỉ chăm sóc làn da, Kiehl’s luôn lắng nghe và thấu hiểu cuộc sống của bạn! #WeSkincareAboutYou

    Thong bao định hướng
    Để có trải nghiệm tốt nhất, vui lòng xoay thiết bị của bạn