Nội dung chính

Cấu trúc của da, các tầng lớp và vai trò chức năng của da

Da là gì? Da là cơ quan lớn nhất trên cơ thể về diện tích bề mặt (che phủ 2m2) và trọng lượng (nặng 1/6 trọng lượng cơ thể). Cấu tạo da bao gồm hai lớp chính: lớp biểu bì và lớp trung bì. 3 chức năng của da: bảo vệ, điều hòa nhiệt độ và cảm giác. Khi da bị tổn thương, tất cả các chức năng này đều bị ảnh hưởng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cấu trúc của da, các lớp thành phần và vai trò thiết yếu của da. Hãy cùng Kiehl’s tìm hiểu nhé!

Xem thêm: Cách điều trị mụn li ti hiệu quả và an toàn



Cấu trúc, vai trò của da

Dưới đây là thông tin cơ bản nhất về cấu tạo da và các chức năng da quan trọng. 

Cấu trúc của da

Cấu tạo da gồm mấy lớp? Làn da là cơ quan luôn luôn thay đổi, có cấu tạo gồm 3 lớp chính: Lớp biểu bì, trung bì và lớp dưới da - mỗi lớp lại bao gồm nhiều lớp thay thế. Các phần phụ của da (nang lông, tuyến mồ hôi, tuyến bã nhờn) cũng có những vai trò riêng. Để thực hiện được cách chăm sóc da đúng chuẩn thì điều đầu tiên, bạn cần phải hiểu rõ về cấu tạo và chức năng của da:

  • Lớp biểu bì: Đây là lớp ngoài cùng của da, gồm 5 lớp tế bào chồng lên nhau theo thứ tự từ trong ra ngoài, bao gồm: lớp đáy, lớp gai, lớp hạt, lớp bóng và lớp sừng.
  • Lớp trung bì: Nằm ngay bên dưới lớp biểu bì, lớp trung bì của da được chia thành hai phần chính: lớp nhú và lớp lưới.
  • Lớp dưới da: Đây là lớp sâu nhất của da, chủ yếu chứa các mô mỡ, giúp bảo vệ cơ thể và giữ nhiệt. Lớp này còn có các tiểu thể Vater-Pacini (cơ quan thụ cảm) và các nang lông.

Xem thêm: BHA Đẩy Mụn: Phân Biệt Đẩy Mụn Và Kích Ứng, Cách Vượt Qua

Hình ảnh cấu tạo da chi tiết
Hình ảnh cấu tạo da chi tiết (Nguồn: Kiehl’s)

Chức năng của da

Cấu trúc của da có nhiều lớp tế bào, nhiều yếu tố cùng hình thành để tạo nên một làn da khỏe mạnh. Chính vì thế, mỗi lớp sẽ cùng thực hiện những nhiệm vụ riêng trong tổng thể chức năng da khác nhau.

Dưới đây là các chức năng chính của da:

  • Chức năng bảo vệ của da khỏi các tác nhân gây hại bên ngoài như:
  • Cơ, nhiệt hoặc các chấn thương vật lý trên cơ thể: Lớp sừng của da có cấu trúc bền vững, giúp bảo vệ cơ thể khỏi các chấn thương vật lý như va chạm, cọ xát hoặc áp lực. Ngoài ra, da có cơ chế cảnh báo, bảo vệ cơ thể khỏi tác động của nhiệt độ quá cao hay quá thấp. 
  • Các tác nhân gây hại từ môi trường như bụi bẩn,  chấn thương vật lý khác: Lớp sừng của da hoạt động tương tự áo giáp, ngăn chặn bụi bẩn, vi khuẩn, virus và nấm. Lớp lipid trên bề mặt da tạo thành một lớp màng bảo vệ, chống lại sự xâm nhập của các chất hóa học độc hại và các tác nhân ô nhiễm từ không khí.
  • Các tác nhân có hại: Các tế bào miễn dịch trong da (tế bào Langerhans) có khả năng nhận diện và tiêu diệt các tác nhân lạ, kích hoạt hệ miễn dịch khi cần thiết.
  • Mất quá nhiều độ ẩm và vitamin: Lớp biểu bì, đặc biệt là lớp sừng, ngăn chặn sự bay hơi nước khỏi bề mặt da, duy trì độ ẩm cần thiết để làn da luôn mềm mại và dẻo dai. Các yếu tố giữ ẩm tự nhiên (Natural Moisturizing Factors - NMFs) như lactic và ure có khả năng liên kết với nước, giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước. Nếu lớp bảo vệ này bị suy yếu, độ ẩm của lớp sừng giảm xuống còn 8-10%, khiến da bị khô, nứt nẻ, thậm chí bong tróc.
  • Tác hại của bức xạ và tia UV: Melanin trên da hấp thụ tia UV, ngăn ngừa sự tổn thương DNA của tế bào, từ đó giảm nguy cơ ung thư da. Da cũng trở nên dày hơn để tăng khả năng bảo vệ khi tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng, nhưng nếu tiếp xúc quá lâu, da có thể bị tăng sắc tố (nám, tàn nhang) hoặc lão hóa sớm.
  • Chức năng điều hòa thân nhiệt cho da:Đây là chức năng quan trọng giúp cơ thể điều hòa nhiệt độ. Chức năng này phụ thuộc vào lưu lượng mạch máu da. Trong mùa ấm, mạch giãn ra, đỏ lên và hình thành mồ hôi. Khi mồ hôi bay hơi, nhiệt lượng cũng thoát ra khỏi cơ thể, giúp hạ nhiệt và làm mát cơ thể. (Giãn mạch = lưu lượng máu nhiều hơn = nhiệt thoát ra nhiều hơn)
  • Cảm nhận đau đớn và dễ chịu trên da: Nhờ vào hệ thống dây thần kinh ở lớp hạ bì, mọi cảm giác như nóng lạnh, đau nhức, áp lực và tiếp xúc đều được chúng ta cảm nhận. Chức năng về cảm giác này giúp bạn cảm nhận được những tổn thương da như bỏng, đau, rát , mụn viêm sưng tấy, đau rát và ngứa để kịp phòng ngừa và điều trị.

>>Xem thêm: Cách Trị Mụn Đỏ 2 Bên Má Hiệu Quả, Nhanh Chóng, Đơn Giản

Bên cạnh các chức năng chính nêu trên, da còn có các chức năng khác. Dưới đây là một số chức năng khác của da, bạn nên biết:

  • Giám sát miễn dịch: Da có cấu tạo từ tế bào với cấu trúc đặc biệt, tạo khả năng bảo vệ cơ thể. Tùy theo từng phản ứng miễn dịch, các tế bào miễn dịch và các sứ giả hóa học (cytokine) sẽ tham gia vào quá trình chống lại tác nhân xâm nhập, bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật.
  • Chức năng sinh hóa: Khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, da sản xuất vitamin D dưới dạng cholecalciferol, được tổng hợp từ cholesterol steroid. Cholecalciferol được gan chuyển hóa thành calcidiol, sau đó chuyển thành calcitriol (dạng hoạt động của vitamin D) trong thận. Vitamin D rất cần thiết cho sự hấp thụ canxi và phốt pho, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe xương. Ngoài ra, da còn chứa các thụ thể cho các hormone steroid như estrogen, progesterone, glucocorticoid và vitamin A, tham gia vào nhiều quá trình trao đổi chất và điều hòa nội tiết trong cơ thể.
  • Chức năng xã hội và tính dục: Da là yếu tố quan trọng trong việc hình thành ấn tượng đầu tiên của mọi người đối với nhau. Vẻ ngoài của một người, bao gồm màu sắc da, tình trạng da hoặc sự hiện diện của sẹo, có thể ảnh hưởng đến cách người khác nhìn nhận. Trong lĩnh vực y học, các bác sĩ có thể phát hiện nhiều dấu hiệu của các bệnh lý thông qua tình trạng da, ví dụ như vàng da, phát ban, hay các dấu hiệu bệnh lý khác.
  • Lưu trữ và bảo vệ: Da giữ các hóa chất và chất dinh dưỡng quan trọng trong cơ thể, đồng thời cung cấp một hàng rào bảo vệ da khỏi các chất độc hại, vi khuẩn và các tác nhân gây hại từ môi trường.
  • Đặc điểm cá nhân: Màu sắc da, kết cấu và các nếp gấp trên da là những yếu tố giúp nhận diện mỗi cá nhân. Những đặc điểm này phản ánh di truyền và các yếu tố môi trường, tạo nên sự khác biệt giữa mọi người.
  • Ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần: Các vấn đề về da, dù chỉ là những biểu hiện nhỏ, cũng có thể gây tác động lớn đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Mọi thay đổi về hình dáng hoặc màu sắc da đều có thể làm giảm sự tự tin, gây lo âu, hoặc ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Hơn nữa, nhiều bệnh lý ngoài da có thể phản ánh tình trạng sức khỏe toàn thân, vì vậy, các bác sĩ đôi khi phải yêu cầu các xét nghiệm bổ sung như xét nghiệm máu để chẩn đoán các vấn đề nội khoa liên quan đến da.

Xem thêm: Mặt Nổi Mụn Trắng Nhỏ Là Gì? Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Hiệu Quả

Làn da thực hiện các chức năng như bài tiết, bảo vệ da, cảm giác và nhận diện khác
Làn da thực hiện các chức năng như bài tiết, bảo vệ da, cảm giác và nhận diện khác (Nguồn: Kiehl’s)

Các tầng lớp của da

Dưới đây là cụ thể các tầng lớp của da, giúp bạn hiểu rõ cấu trúc da mặt:

Lớp biểu bì

Lớp biểu bì là lớp ngoài cùng của da, được hình thành từ biểu mô vảy phân tầng, chủ yếu bao gồm các tế bào sừng trong các giai đoạn biệt hóa tiến triển. Tế bào sừng tạo ra chất sừng (keratin) là thành phần chính của lớp biểu bì. Vì lớp biểu bì là vô mạch (không chứa mạch máu), nó phụ thuộc hoàn toàn vào lớp hạ bì dưới để cung cấp dinh dưỡng và thải chất thải qua màng đáy.

Lớp biểu bì có chức năng tương tự rào cản vật lý, sinh học đối với môi trường, ngăn chặn chất kích thích, chất gây dị ứng xâm nhập vào cơ thể, ngừa mất nước, cân bằng nội môi. Biểu bì có 4 lớp, một số trường hợp người có lớp da dày có thể có 5 lớp.

Dưới đây là 5 lớp của lớp biểu bì:

  • Lớp đáy (Stratum basale): Là lớp trong cùng của biểu bì, nơi các tế bào keratinocyte được sinh ra. Các tế bào này tiếp tục phân chia và di chuyển lên trên.
  • Lớp tế bào gai (Stratum spinosum): Các tế bào keratinocytes ở lớp này bắt đầu sản sinh chất sừng, là các sợi protein, và trở nên hình con suốt. Lớp này đóng vai trò trong việc cung cấp sự ổn định cho lớp biểu bì.
  • Lớp hạt (Stratum granulosum): Quá trình sừng hóa bắt đầu ở lớp này, các tế bào sản sinh các hạt nhỏ chứa các lipid và các chất sừng. Những hạt này di chuyển lên trên và biến đổi thành chất sừng và lipid biểu bì.
  • Lớp bóng (Stratum lucidium): Ở lớp này, các tế bào bị ép nhẹ, trở nên phẳng và không thể phân biệt được. Lớp này thường chỉ thấy ở các vùng da dày như lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân.
  • Lớp sừng (Stratum corneum): Là lớp ngoài cùng của biểu bì, bao gồm khoảng 20 lớp tế bào chết đã được dát mỏng. Lớp này có thể thay đổi độ dày tùy thuộc vào vùng da. Các tế bào chết này thường xuyên bong ra trong quá trình tróc vảy. Lớp sừng cũng là nơi chứa các tuyến mồ hôi và tuyến bã nhờn.

Các tế bào trong lớp sừng được gắn kết với nhau bởi lipid biểu bì, tạo thành hàng rào bảo vệ giúp giữ độ ẩm cho da. Mất đi lipid này khiến da khô, căng và sần sùi. Biểu bì bao phủ lớp màng hydrolipid gồm nước và lipid, duy trì mồ hôi, bã nhờn, và bảo vệ da khỏi vi khuẩn, nấm. Màng này chứa axit lactic, amino axit từ mồ hôi, và các yếu tố giữ ẩm tự nhiên (NMFs), tạo môi trường axit nhẹ (pH 5.4-5.9) giúp vi sinh vật có lợi phát triển và vi sinh vật gây hại bị tiêu diệt. Biểu bì mỏng khoảng 0.1mm, mỏng hơn ở mắt và dày hơn dưới lòng bàn chân.

Cấu tạo của lớp biểu bì
Cấu tạo của lớp biểu bì (Nguồn: Kiehl’s)

Lớp hạ bì (lớp mô mạch liên kết)

Hạ bì là lớp da dày và đàn hồi, nằm giữa biểu bì và mô dưới da, được chia thành hai lớp chính:

  • Lớp đáy (stratum reticulare): Là vùng rộng và dày, tiếp giáp với biểu bì.
  • Lớp lưới (stratum papillare): Có hình dạng sóng và tiếp xúc với biểu bì.

Cấu trúc chính của hạ bì bao gồm sợi Collagen, sợi đàn hồi và mô liên kết, giúp da khỏe mạnh, linh hoạt và trẻ trung. Những cấu trúc này liên kết chặt với chất giống gel chứa Hyaluronic Acid, có khả năng liên kết với phân tử nước để duy trì thể tích da.

Lối sống và các yếu tố bên ngoài như ánh nắng mặt trời và thay đổi nhiệt độ ảnh hưởng đến số lượng sợi collagen và đàn hồi trong da. Khi tuổi tác tăng, sự sản xuất collagen và sợi đàn hồi giảm, khiến da mất độ săn chắc và hình thành nếp nhăn.

Hạ bì đóng vai trò bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân bên ngoài và nuôi dưỡng lớp biểu bì, với các chức năng chính:

  • Hạ bì giúp giảm tác động từ bên ngoài và chứa mô liên kết giúp làm lành vết thương như nguyên bào sợi và dưỡng bào.
  • Chứa nhiều mao mạch máu cung cấp dinh dưỡng cho biểu bì và loại bỏ chất thải.
  • Tuyến bã nhờn và tuyến mồ hôi nằm trong hạ bì, sản xuất dầu và nước, tạo thành lớp màng hydrolipid bảo vệ da.

Hạ bì cũng là nơi có các cơ quan quan trọng như:

  • Mao mạch bạch huyết.
  • Các cơ quan cảm nhận cảm giác.
  • Chân tóc, nơi tóc phát triển.
Lớp hạ bì - Lớp mô mạch liên kết
Lớp hạ bì - Lớp mô mạch liên kết (Nguồn: Kiehl’s)

Mô dưới da (lớp mỡ dưới da)

Mô dưới da, hay còn gọi là lớp mỡ dưới da, là lớp da nằm sâu nhất. Lớp này giúp cách ly cơ thể và bảo vệ các mô, chứa các tế bào mỡ, cấu trúc collagen và các mạch máu. Mô dưới da không chỉ tạo ra năng lượng cho cơ thể mà còn hoạt động như một lớp đệm và cách nhiệt, giúp bảo vệ cơ thể khỏi nhiệt độ và các tác động từ bên ngoài.

Cấu tạo chính của mô dưới da bao gồm:

  • Tế bào mỡ: Tập hợp thành nhóm tạo thành lớp đệm bảo vệ.
  • Sợi collagen đặc biệt (vách mô): Cung cấp sự liên kết và giúp giữ các tế bào mỡ gắn kết với nhau.
  • Mạch máu: Cung cấp oxy và dinh dưỡng cho các tế bào.

Sự phân bố tế bào mỡ dưới da thay đổi theo từng vùng cơ thể, và nó cũng khác nhau giữa nam và nữ. Cấu trúc này cũng thay đổi theo độ tuổi, ảnh hưởng đến tính đàn hồi và độ dày của da theo thời gian.

Mô dưới da - Lớp mỡ dưới da
Mô dưới da - Lớp mỡ dưới da (Nguồn: Kiehl’s)

Điều gì sẽ xảy ra khi da bị tổn thương?

Da và cấu tạo da đều đóng vai trò rất quan trọng trong sức khỏe và đời sống hằng ngày. Một làn da khỏe mạnh là làn da đều màu, kết cấu mềm mại, có độ đàn hồi và cân bằng độ ẩm vừa đủ. Lúc này, da sẽ thực hiện các chức năng về bài tiết, điều tiết nhiệt độ, cảm giác tiếp xúc tốt.

Tuy nhiên, khi cấu tạo của da gặp tổn thương, lớp hàng rào Lipid bảo vệ da suy yếu sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến da.

  • Làn da bị căng thẳng, thiếu độ ẩm và tính đàn hồi, dấu hiệu sạm nám, da khô rát bong tróc dần xuất hiện.
  • Làn da xỉn màu, thiếu sức sống, da dẻ không còn mịn màng.
  • Làn da trở nên nhạy cảm, dễ kích ứng với các yếu tố từ môi trường như bụi bẩn, khói thuốc lá, tia UV từ ánh nắng mặt trời, sự thay đổi nhiệt độ,... và các ảnh hưởng do sử dụng sản phẩm mỹ phẩm không phù hợp.
  • Làn da bị nổi các loại mụn trên mặt như mụn trứng cá, da mụn viêm nhiễm, gây tổn thương các tế bào và cấu trúc của da. Lúc này, các chức năng của da sẽ bị suy yếu hơn nếu không được chăm sóc, phục hồi và tái tạo da kịp thời.
  • Các loại bệnh về da liễu cũng có khả năng xuất hiện như sạm nám, chàm, ngứa da, nổi bọc nước và cả ung thư da.

Làn da có cơ chế phục hồi và tái tạo khác nhau. Lớp đáy đảm bảo sự tái tạo nhanh chóng của biểu bì thông qua sự phân chia tế bào liên tục. Nếu tổn thương chỉ ở lớp ngoài cùng, da có thể tự lành mà không để lại sẹo. Tuy nhiên, nếu tổn thương sâu hơn, ảnh hưởng đến lớp hạ bì hoặc màng đáy, sẹo sẽ hình thành.

Quá trình lành vết thương diễn ra qua các giai đoạn sau:

  • Hình thành vảy: Máu đông sẽ tạo ra một lớp vảy cứng dính vào vết thương.
  • Phân hủy mô: Các tế bào chết, tổn thương và mô liên kết bị phân hủy bởi các enzyme.
  • Tiêu diệt vi khuẩn: Các tế bào bảo vệ cơ thể tiêu diệt vi khuẩn và các tế bào chết. Dịch bạch huyết giúp làm sạch vết thương.
  • Tạo mô mới: Các tế bào mới, bao gồm mao mạch, mô liên kết và sợi collagen, được hình thành trong quá trình tái tạo biểu mô.

Quá trình lành vết thương có thể được hỗ trợ và thúc đẩy bằng việc sử dụng các sản phẩm hỗ trợ tái tạo da như dexpanthenol.

Xem thêm: Vị Trí Mụn Trên Mặt Nói Lên Điều Gì Về Tình Trạng Sức Khỏe?

Các tuyến của da

Dưới đây là các tuyến trong cấu trúc của da:

  • Tuyến bã nhờn: Thuộc lớp hạ bì và xuất hiện khắp cơ thể, trừ lòng bàn tay và lòng bàn chân. Tuyến bã nhờn kết hợp với nang lông và bã nhờ giúp bảo vệ, bôi trơn da và tóc. Thành phần chính của bã nhờn là cholesterol, chất đạm và chất điện giải, giúp giữ ẩm và ngăn ngừa thấm nước cho da. Tuyến bã nhờn không có ở các vùng như mắt, môi, dương vật và môi âm hộ.
  • Tuyến mồ hôi: Cơ thể con người có khoảng 2-3 triệu tuyến mồ hôi, nằm ở lớp hạ bì. Các tuyến này bài tiết mồ hôi qua các ống dẫn quanh co, kết thúc tại lỗ chân lông trên da. Tuyến mồ hôi tập trung nhiều ở nách, lòng bàn tay và lòng bàn chân. Mồ hôi có chức năng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể và bảo vệ da, với độ pH từ 5–6. Quá trình sản xuất mồ hôi có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như căng thẳng, lo âu.
  • Tuyến mùi (tuyến mồ hôi apocrine): Các tuyến này chủ yếu nằm ở nách, quanh núm vú và vùng sinh dục. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra mùi hương cơ thể đặc trưng. Mùi này còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như mồ hôi và sự tác động của vi khuẩn trên da.
Các tuyến của da
ACác tuyến của da (Nguồn: Kiehl’s)

Phần phụ của cấu trúc da

Móng tay và lông, tóc được coi là phần phụ của da, thuộc hệ thống liên kết và có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể.

Lông & Tóc - Cơ quan có vai trò bảo vệ xúc giác

Lông và tóc có nhiều chức năng, từ bảo vệ cơ thể khỏi nhiệt độ lạnh đến đóng vai trò là một cơ quan xúc giác. Chúng phát triển từ lớp hạ bì của da, tại lớp nhú tóc, và mọc lên từ nang lông theo một góc nghiêng. Mỗi nang lông thường đi kèm với một tuyến bã nhờn và tuyến mùi. Lông và tóc có thể dựng lên khi cơ thể phản ứng với cảm giác lạnh hoặc sợ hãi, tạo ra hiện tượng "nổi da gà."

  • Lông vellus: Ở trẻ sơ sinh, cơ thể được phủ bởi lớp lông mịn gọi là lông vellus.
  • Lông ở tuổi dậy thì: Đến tuổi dậy thì, lông mọc dày hơn ở vùng sinh dục và mặt.
  • Vùng không có lông: Một số vùng trên cơ thể, như lòng bàn tay, bàn chân, móng tay, móng chân và môi, không có lông, gọi là da băng.

Tóc mọc khoảng 1cm mỗi tháng qua ba giai đoạn:

  • Giai đoạn anagen (tăng trưởng): kéo dài từ 2 đến 10 năm.
  • Giai đoạn catagen (chuyển tiếp): kéo dài 2 tuần.
  • Giai đoạn telogen (nghỉ ngơi): kéo dài 3-8 tháng.

Mỗi nang tóc trải qua chu kỳ này đến 10 lần trước khi ngừng mọc. Một người có thể mất đến 100 sợi tóc mỗi ngày.

Móng tay - Cơ quan có vai trò bảo vệ và nắm bắt

Móng tay được hình thành từ các tế bào sừng hóa cứng của lớp biểu bì, giúp cầm nắm các vật nhỏ và bảo vệ đầu ngón tay, ngón chân khỏi những chấn thương. Móng tay trong suốt, với màu hồng nhạt từ máu lưu thông bên dưới. Phần móng hình lưỡi liềm màu trắng, gọi là lunula, không trong suốt. Lớp biểu bì nằm giữa móng và da, ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập.

Móng tay mọc nhanh hơn móng chân, khoảng 1mm mỗi tuần, trong khi móng chân mọc 0,5mm mỗi tuần.

Cấu trúc móng:

  • Tấm móng tay
  • Lớp móng
  • Gốc móng tay
  • Eponychium (biểu bì)
  • Hyponychium

Các hoạt chất giúp củng cố và bảo vệ da

Để da có thể thực hiện tốt các chức năng và cấu trúc của da luôn khỏe mạnh, bạn cần chăm sóc và cung cấp dưỡng chất có lợi mỗi ngày cho da. Có thể cân nhắc bổ sung các hoạt chất cần thiết cho da thông qua các loại trái cây, thực phẩm xanh. Ngoài ra sử dụng các sản phẩm dưỡng da đến từ các thương hiệu uy tín như Kiehl’s để bổ sung hoạt chất giúp củng cố sức khỏe cho da cũng là lựa chọn tốt. Khi lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da, bạn cần ưu tiên có những thành phần sau:

  • Amino Acid: Với các bạn sở hữu làn da dầu, nhờn mụn thì nên sử dụng các sản phẩm có chứa Amino Acids. Các Amino Acids siêu nhỏ liên kết với nhau giúp kiềm dầu, kiểm soát quá trình tiết dầu thừa, cải thiện tình trạng da bóng nhờn. Từ đó, lỗ chân lông được se khít, mang lại vẻ rạng ngời cho da.
  • Vitamin: Các loại vitamin có lợi cho da như Vitamin C, B, E và serum Vitamin C đều giúp da dưỡng sáng, dưỡng trắng, khắc phục và cải thiện da lão hóa, nếp nhăn, chảy xệ, tăng sắc tố da,da không đều màu, mụn. Bạn có thể bổ sung các loại serum vào chu trình các bước skincare cho da mỗi ngày.
  • Hyaluronic Acid (HA): Gần như đây là thành phần quen thuộc trong các sản phẩm mỹ phẩm. HA mang lại rất nhiều tác dụng đến cho làn da như duy trì độ ẩm, củng cố lớp hàng rào bảo vệ da, ngăn ngừa quá trình lão hóa sớm. Ngoài ra, HA còn giúp làm dịu làn da khỏi các vết sưng tấy, mẩn đỏ.
  • Glycerin: Đây là thành phần chăm sóc da phổ biến. Hoạt chất này giúp dưỡng ẩm và giữ ẩm tối ưu, làm mềm mịn làn da.

Bài viết trên là có thể được xem là “bài giảng về cấu trúc da”, cung cấp đầy đủ thông tin về da là gì, cấu trúc của da, chức năng và các lớp da, cùng một số thông tin hữu ích khác. Hy vọng qua những chia sẻ của Kiehl’s đã giúp cho các bạn hiểu thêm về làn da để từ đó có các phương pháp chăm sóc da phù hợp và đúng chuẩn. Đừng quên truy cập kiehls.com.vn để tham khảo thêm những sản phẩm chăm sóc da khác cũng như không bỏ lỡ những kiến thức làm đẹp hấp dẫn khác.

Kiehl's luôn hướng đến việc phát triển các sản phẩm với công thức và thành phần được cân bằng từ tự nhiên và khoa học. Từ đó, Kiehl's mang lại cho người dùng những giải pháp và sản phẩm chăm sóc da hiệu quả. Không những thế, Kiehl's còn luôn lắng nghe và thấu hiểu cuộc sống của bạn! #WeSkincareAboutYou.

Thong bao định hướng
Để có trải nghiệm tốt nhất, vui lòng xoay thiết bị của bạn