Nội dung chính

Đốm Nâu Trên Da: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Trị

Tăng sắc tố da là tình trạng khiến da sẫm màu, có thể biểu hiện dưới dạng đốm nâu trên da. Vậy đốm nâu trên da là gì? Nguyên nhân hình thành, dấu hiệu, cách phòng ngừa và cách điều trị đốm nâu là gì? Cùng Kiehl's tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Đốm nâu trên da là gì?

Dark spot là gì? Đốm nâu trên da là tổn thương lành tính, thường xuất hiện ở vùng tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời như mặt và mu bàn tay. Chúng có xu hướng tăng dần theo độ tuổi, phổ biến ở trung niên và người lớn tuổi.

Đốm nâu thường có kích thước từ vài mm đến vài cm, phẳng, màu nâu và hình dạng không đều. Dù ít ảnh hưởng đến sức khỏe, chúng có thể gây mất thẩm mỹ, khiến người mắc không thể tự tin trong giao tiếp.

Dưới đây là các vị trí thường xuất hiện đốm nâu:

  • Đốm nâu ở mặt
  • Đốm nâu ở tay
  • Đốm nâu ở cánh tay
  • Đốm nâu ở vai
  • Đốm nâu ở ngực
  • Đốm nâu ở bụng
  • Đốm nâu ở lưng
  • Đốm nâu ở mông
  • Đốm nâu ở chân
  • Đốm nâu trên da là gì?
    Đốm nâu trên da là tổn thương lành tính, thường xuất hiện ở vùng tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời như mặt và mu bàn tay. (Nguồn: Kiehl's)

    Các loại đốm nâu

    Có 2 loại đốm nâu:

  • Đốm nâu gây ngứa: Loại đốm nâu này không phổ biến vì đốm nâu chủ yếu là đồi mồi. Khi da bị dày và khô, đốm nâu có thể gây ngứa.
  • Da nổi đốm nâu không ngứa: Đốm nâu thường xuất hiện ở mặt, tay, chân do nhiều yếu tố như tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, thay đổi nội tiết, viêm da cấp tính, thay đổi sắc tố da hoặc tác dụng phụ của thuốc. Ung thư da cũng có thể là một nguyên nhân, vì vậy cần được chẩn đoán bởi bác sĩ.
  • Các loại đốm nâu
    Có 2 loại đốm nâu: Đốm nâu gây ngứa và không ngứa(Nguồn: Kiehl's)

    Nguyên nhân nổi đốm nâu

    Đốm nâu trên da thường là kết quả của sự hoạt động quá mức của các tế bào sắc tố. Tia cực tím (tia UV) kích thích quá trình sản xuất melanin, ảnh hưởng đến màu sắc tự nhiên của da. Khi da tiếp xúc nhiều với ánh nắng trong thời gian dài, melanin sẽ tăng sinh, dẫn đến sự hình thành các đốm nâu. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến nổi đốm nâu bạn nên biết:

    Tác động của tia cực tím gây ra đốm nâu trên da

    Khi da tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với tia cực tím từ ánh nắng mặt trời mà không có biện pháp bảo vệ thích hợp, điều này có thể dẫn đến rối loạn sắc tố và tổn thương da, từ đó hình thành các đốm nâu không ngứa. Tình trạng sẫm màu da do tiếp xúc với tia cực tím thường xuất hiện ở các vùng như mặt, vai, mu bàn tay và cánh tay.

    Nguyên nhân nổi đốm nâu
    Tác động của tia cực tím gây ra đốm nâu trên da (Nguồn: Kiehl's)

    Đốm nâu hình thành do thay đổi nội tiết tố

    Một số đốm nâu có thể xuất hiện dưới dạng tàn nhang hoặc nám da, đặc biệt phổ biến ở phụ nữ. Sự thay đổi nội tiết tố, trong các giai đoạn như mang thai, cho con bú và tiền mãn kinh, có thể dẫn đến tình trạng tăng sắc tố, gây ra đốm nâu trên mặt, hai bên má, cẳng tay và bàn tay.

    Nguyên nhân nổi đốm nâu
    Đốm nâu hình thành do thay đổi nội tiết tố (Nguồn: Kiehl's)

    Viêm da cấp tính gây hiện tượng nổi đốm nâu

    Các tình trạng viêm da cấp tính và mạn tính như vảy nến, mụn trứng cá hay chàm có thể ảnh hưởng đến sắc tố da, dẫn đến sự xuất hiện của những đốm nâu bất thường.

    Nguyên nhân nổi đốm nâu
    Viêm da cấp tính gây hiện tượng nổi đốm nâu (Nguồn: Kiehl's)

    Tác dụng phụ của thuốc - nguyên nhân gây đốm nâu trên da

    Một số loại thuốc như thuốc chống loạn thần, thuốc chống viêm steroid, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống co giật, hoặc tetracycline có thể làm tăng sản xuất melanin, dẫn đến tình trạng da bị sạm và hình thành các đốm nâu.

    Nguyên nhân nổi đốm nâu
    Tác dụng phụ của thuốc - nguyên nhân gây đốm nâu trên da (Nguồn: Kiehl's)

    Ung thư da hình thành đốm nâu

    Những loại ung thư da như tế bào gai, tế bào đáy, hoặc ung thư hắc tố có thể gây ra đốm nâu trên da. Những đốm này không chỉ không biến mất mà còn có xu hướng gia tăng. Trong trường hợp này, người bệnh nên đi khám tại các chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da hoặc chuyên khoa Ung bướu để được chẩn đoán chính xác.

    Nguyên nhân nổi đốm nâu
    Ung thư da hình thành đốm nâu (Nguồn: Kiehl's)

    Tuổi tác

    Sau độ tuổi 40, da bắt đầu mất tính đàn hồi, tăng cường sản xuất melanin, khiến đốm nâu dễ dàng xuất hiện hơn.

    Nguyên nhân nổi đốm nâu
    Tuổi tác gây đốm nâu trên da (Nguồn: Kiehl's)

    Di truyền

    Trong một số trường hợp, gia đình có người thân bị nổi đốm nâu trên da, sẽ có nguy cơ di truyền ở thế hệ tiếp theo.

    Nguyên nhân nổi đốm nâu
    Di truyền gây đốm nâu trên da (Nguồn: Kiehl's)

    Dấu hiệu nhận biết đốm nâu trên da

    Các dấu hiệu cho thấy da bạn có đốm nâu bao gồm:

  • Hình dạng: Là những đốm phẳng, có hình tròn hoặc bầu dục.
  • Màu sắc: Thường có màu từ rám nắng đến nâu sẫm.
  • Vị trí xuất hiện: Thường xuất hiện trên những vùng da tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài, chẳng hạn như mu bàn tay, cẳng tay, mu bàn chân, mặt, vai và lưng trên.
  • Kích thước: Có kích thước dao động từ vài mm đến vài cm.
  • Tính chất: Có thể gộp lại với nhau và nổi bật trên bề mặt da.
  • Dấu hiệu nhận biết đốm nâu trên da
    Dấu hiệu nhận biết đốm nâu trên da (Nguồn: Kiehl's)

    Da xuất hiện đốm nâu có nguy hiểm không?

    Đốm nâu trên da thường không gây nguy hiểm, chủ yếu chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Tuy nhiên, nếu bạn phát hiện có đốm nâu bất thường, hãy theo dõi sự thay đổi về kích thước hoặc màu sắc của chúng. Nếu có bất kỳ sự thay đổi nào, bạn nên tìm đến các chuyên gia da liễu để được tư vấn chính xác nhất.

    Da xuất hiện đốm nâu có nguy hiểm không?
    Da xuất hiện đốm nâu có nguy hiểm không? (Nguồn: Kiehl's)

    Phân biệt đốm nâu với tình trạng viêm da khác

    Bạn có thể tự phân biệt đốm nâu với tình trạng nám da và tàn nhang bằng mắt thường. Ngoài ra, bạn cũng có thể phân biệt các tình trạng này dựa vào vị trí, kích thước của đốm nâu và nguyên nhân gây bệnh.

    Vị trí xuất hiện

  • Đốm nâu: Có thể xuất hiện ngẫu nhiên ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể, bao gồm mặt, tay, chân, bụng, lưng và các vị trí khác. Các đốm nâu thường chỉ có kích thước nhỏ như đầu đũa.
  • Nám da: Chỉ xuất hiện ở những vùng da hở trên khuôn mặt, chẳng hạn như trán, má, môi trên và cằm, thường mọc đối xứng hai bên.
  • Tàn nhang: Thường xuyên xuất hiện ở những vùng da tiếp xúc nhiều với tia cực tím.
  • Kích thước

  • Đốm nâu: Có kích thước nhỏ như đầu đũa.
  • Nám da: Kích thước rộng hơn và có khả năng lan rộng theo thời gian.
  • Tàn nhang: Kích thước rất nhỏ, chỉ vài mm.
  • Nguyên nhân hình thành

  • Đốm nâu: Đốm nâu trên da tay, đốm nâu trên da mặt, chân thường do tiếp xúc với tia UV trong ánh sáng mặt trời, khiến tế bào melanocyte tăng sản xuất melanin, từ đó tạo thành các đốm nâu.
  • Nám da: Thường do các nguyên nhân liên quan đến nội tiết tố và ánh sáng mặt trời, dẫn đến tình trạng nặng, khó kiểm soát và khó điều trị hơn. Các yếu tố có thể gây nám da bao gồm: Lão hóa da, Thay đổi nội tiết tố (phụ nữ mang thai, sinh con, sử dụng thuốc tránh thai), Các bệnh về nội tiết (tuyến giáp, buồng trứng), Stress hoặc trầm cảm kéo dài, Da bị nhiễm độc do sử dụng mỹ phẩm chứa nhiều chì, thủy ngân, Yếu tố bẩm sinh.
  • Phân biệt đốm nâu với tình trạng viêm da khác
    Phân biệt đốm nâu với tình trạng viêm da khác (Nguồn: Kiehl's)

    Phòng ngừa đốm nâu trên da

    Để hạn chế sự xuất hiện của đốm nâu trên da, bạn nên thực hiện các biện pháp sau nhằm giảm thiểu tiếp xúc với ánh nắng mặt trời:

  • Tránh nắng vào giữa trưa: Nên hạn chế ra ngoài trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều, khi tia nắng mặt trời mạnh nhất. Hãy sắp xếp các hoạt động ngoài trời vào những thời điểm khác trong ngày.
  • Sử dụng kem chống nắng: Thoa kem chống nắng 15-30 phút trước khi ra ngoài, chọn loại kem chống nắng phổ rộng với chỉ số chống nắng (SPF) từ 30 trở lên. Đảm bảo thoa đủ lượng và bôi lại sau mỗi 2 giờ, hoặc thường xuyên hơn nếu bạn đi bơi hoặc đổ mồ hôi.
  • Mặc quần áo bảo vệ: Để bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời, hãy mặc quần áo dài tay và đội mũ rộng vành khi ra ngoài.
  • Phòng ngừa đốm nâu trên da
    Phòng ngừa đốm nâu trên da (Nguồn: Kiehl's)

    Cách điều trị đốm nâu trên da

    Dưới đây là một số cách trị đốm nâu trên da hiệu quả, bạn nên biết:

    Dùng sản phẩm trị đốm nâu

    Các loại kem bôi làm mờ đốm nâu, có thể giúp làm sáng da. Tuy nhiên, bạn cần tránh sử dụng sản phẩm chứa thủy ngân vì có nguy cơ cao ảnh hưởng đến sức khỏe. Dưới dây là một số thành phần có trong kem bôi chống đốm nâu theo toa điều trị:

  • Azelaic Acid
  • Glycolic Acid (axit alpha-hydroxy - AHA)
  • Hydroquinone
  • Axit Kojic
  • Vitamin C hoặc Vitamin B3 (Niacinamide)
  • Những loại kem này có thể làm sáng dần các đốm nâu theo thời gian, nhưng cũng có khả năng gây https://www.kiehls.com.vn/vi_VN/lam-diu-da-kich-ung.html. Do đó, tốt nhất là người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ về tác dụng phụ trước khi quyết định chọn loại kem dưỡng da phù hợp.

    Cách điều trị đốm nâu trên da
    Dùng sản phẩm trị đốm nâu (Nguồn: Kiehl's)

    Sử dụng công nghệ trị đốm nâu trên da

    Các kỹ thuật hiện đại được áp dụng để khắc phục hiện tượng da sẫm màu bao gồm:

  • Công nghệ laser: Giúp hạn chế sự sản xuất melanin, từ đó lấy lại màu sắc tự nhiên cho da. Tuy nhiên, trước khi thực hiện, cần có sự kiểm tra kỹ lưỡng từ chuyên gia về tình trạng da.
  • Mài mòn da: Phương pháp này có thể loại bỏ các đốm nâu nhưng có nguy cơ để lại sẹo hoặc tổn thương, vì vậy không được khuyến khích.
  • Sử dụng hóa chất hoặc acid: Giúp loại bỏ các vùng da sạm màu, thay thế bằng tế bào da mới.
  • Phương pháp sử dụng nitơ lỏng: Có tác dụng loại bỏ một số đốm nâu, nhưng không thể loại bỏ hoàn toàn tất cả và có thể gây viêm, sưng, hoặc đau.
  • Liệu pháp áp lạnh: Loại bỏ đốm nâu bằng nitơ lỏng.
  • Lột da hóa học (Peel da): Bôi dung dịch hóa chất lên da, peel da trị thâm, để làm sáng và thay mới làn da.
  • Cách điều trị đốm nâu trên da
    Sử dụng công nghệ trị đốm nâu trên da (Nguồn: Kiehl's)

    Sử dụng phương pháp tự nhiên

    Dưới đây là một số biện pháp trị đốm nâu tự nhiên, bạn có thể tham khảo:

  • Sử dụng nước cốt chanh, nước ép dưa chuột, củ hành, nha đam hoặc viên vitamin E bôi lên vùng da tổn thương có thể giúp làm đều màu, sáng tự nhiên và mịn màng hơn.
  • Các sản phẩm đặc trị chứa Retinoid, vitamin, và acid α hydro giúp ngăn ngừa quá trình sản xuất melanin quá mức, cải thiện tổn thương da và làm mờ các đốm nâu.
  • Sử dụng sữa tắm làm trắng da hỗ trợ làm mờ các đốm nâu và cải thiện tình trạng sạm màu.
  • Massage thường xuyên giúp lưu thông máu dưới da, làm mờ các đốm nâu và thúc đẩy sự tái tạo da.
  • Tuy nhiên, phương pháp tự nhiên chưa được chứng minh khoa học về hiệu quả, bạn chỉ nên tham khảo và ưu tiên sử dụng những phương pháp khoa học nêu trên.

    Cách điều trị đốm nâu trên da
    Sử dụng phương pháp tự nhiên (Nguồn: Kiehl's)

    Chu trình chăm sóc da tối ưu dành cho da có đốm nâu

    Nếu bạn sở hữu làn da không đều màu, hãy bắt đầu các bước skincare làm sáng để cải thiện độ mịn màng cho làn da.

  • Hãy bắt đầu bằng việc làm sạch da và loại bỏ bụi bẩn và tạp chất ô nhiễm với tẩy trang và sữa rửa mặt dịu nhẹ tẩy tế bào chết.
  • Kế tiếp, dùng bông tẩy trang thoa toner làm sáng, đồng thời làm dịu da.
  • Sử dụng serum trị mụn đậm đặc để làm mờ đốm nâu và dùng serum trắng da mặt hoặc đắp mặt nạ dưỡng da, làm sáng giúp điều trị làn da kém đều màu.
  • Sau đó, đừng quên thoa đều kem dưỡng làm sáng lên toàn bộ khuôn mặt để làm đều màu da và đem lại kết cấu da mịn màng hơn.
  • Dù nắng hay mưa, đừng quên hoàn thiện các bước dưỡng da ban ngày của bạn với kem chống nắng giúp bảo vệ da khỏi tia UV gây hại và ngăn ngừa sự hình thành của các đốm sạm nám mới. Đây sẽ là một cách trị nám da tại nhà hiệu quả dành cho bạn.
  • Chu trình chăm sóc da tối ưu dành cho da có đốm nâu
    Chu trình chăm sóc da tối ưu dành cho da có đốm nâu (Nguồn: Kiehl's)

    Sản phẩm điều trị đốm nâu tốt nhất của Kiehl’s

    Để sở hữu làn da láng mịn tối ưu, hãy thử các sản phẩm moisturizer trong bộ sưu tập Dermatologist Solutions™ Clearly Corrective™ giúp làm sáng da, đều màu và giảm tình trạng da mặt thâm sạm của Kiehl’s. Serum vitamin C Kiehl's Clearly Corrective Dark Spot Solution đậm đặc chắc chắn là một bước không thể thiếu trong chu trình dưỡng da của bạn. Với thành phần lành tính như dẫn chất Vitamin C, chiết xuất bạch dương trắng và hoa mẫu đơn, serum trị thâm mụn của Kiehl’s đã được chứng minh lâm sàng giúp làm mờ rõ rệt các đốm nâu, cải thiện độ sáng, làm đều màu da và thậm chí làm giảm sự xuất hiện của các vết thâm đen trên da.

    Lưu ý rằng bạn nên thoa serum lên da hai lần mỗi ngày, sáng và tối, để đem lại làn da sáng mịn tối ưu.

    Thành phần chính

  • Vitamin C (3-O-Ethyl Ascorbic Acid): Có khả năng thẩm thấu sâu vào lớp da, giúp trị thâm mụn một cách hiệu quả.
  • Salicylic Acid: Tác dụng tẩy tế bào chết, cải thiện tình trạng da, giúp da đều màu và sáng hơn.
  • Công dụng

  • Giảm rõ rệt sự xuất hiện của các vết thâm nám và tình trạng sạm da.
  • Làm sáng da một cách an toàn và hiệu quả khi sử dụng đều đặn hàng ngày.
  • Ưu điểm

  • Được kiểm định an toàn bởi các chuyên gia da liễu, phù hợp với tất cả loại da.
  • Kết cấu nhẹ dịu, thẩm thấu nhanh vào da.
  • Giá tham khảo: 1.850.000 VNĐ/chai 30ml; 2.650.000 VNĐ/chai 50ml; 4.250.000 VNĐ/chai 115ml

    ”Serum
    Serum làm mờ đốm nâu Kiehl's Clearly Corrective Dark Spot Solution (Nguồn: Kiehl’s)

    Lưu ý khi điều trị đốm nâu trên da

    Ngoài các phương pháp điều trị đốm nâu đã đề cập, bạn cũng cần chú ý đến việc bảo vệ da đúng cách:

  • Bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời: Để hạn chế da tiếp xúc trực tiếp với tia UV, hãy che chắn kỹ càng và thoa kem chống nắng thường xuyên.
  • Lựa chọn mỹ phẩm: Tránh lạm dụng các loại mỹ phẩm chăm sóc da. Nếu sử dụng, hãy chọn sản phẩm chất lượng, chứa các thành phần phù hợp và an toàn với làn da.
  • Chăm sóc da thường xuyên: Thực hiện chế độ chăm sóc da đúng cách và liên tục mỗi ngày, đặc biệt là trước khi đi ngủ, để đạt hiệu quả tối ưu.
  • Dinh dưỡng và lối sống lành mạnh: Xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ và luyện tập đều đặn. Duy trì lối sống lành mạnh, giảm stress sẽ giúp tăng sức đề kháng cho da.
  • Lưu ý khi điều trị đốm nâu trên da
    Lưu ý khi điều trị đốm nâu trên da (Nguồn: Kiehl's)

    Trên đây là chia sẻ của Kiehl’s về tình trạng đốm nâu trên da. Hy vọng với những chia sẻ này, bạn đã có thêm nhiều gợi ý sản phẩm phù hợp để bổ sung vào quy trình skincare hàng ngày, đảm bảo cải thiện các vấn đề về da một cách có hiệu quả. Đừng quên truy cập kiehls.com.vn để lựa chọn thêm những sản phẩm dưỡng da tốt nhất cho mình nhé!

    Kiehl's luôn chú trọng phát triển các dòng sản phẩm skincare với thành phần cùng công thức kết hợp hài hoà giữa tự nhiên và khoa học, tập trung hướng đến những giải pháp nuôi dưỡng da tối ưu. Bên cạnh chăm sóc da, thương hiệu cũng không ngừng nỗ lực trong vấn đề lắng nghe và thấu hiểu cuộc sống của bạn! #WeSkincareAboutYou

    Có Thể Bạn Sẽ Thích

    Thong bao định hướng
    Để có trải nghiệm tốt nhất, vui lòng xoay thiết bị của bạn