Nội dung chính

Có Nên Nặn Mụn Không? Cách Nặn Mụn An Toàn, Đúng Cách

Với làn da sần sùi và chi chít mụn, nhiều người lựa chọn phương pháp nặn mụn để cải thiện tình trạng này. Tuy nhiên, theo các chuyên gia da liễu, không phải tất cả các loại mụn trên mặt đều có thể nặn được. Việc nặn sai cách có thể dẫn đến tổn thương da nghiêm trọng, thậm chí là để lại sẹo, nhiễm trùng. Vậy có nên nặn mụn không? Nặn mụn như thế nào thì đúng cách và đảm bảo an toàn? Cùng Kiehl’s đi tìm lời giải đáp cho thắc mắc này cùng những lời khuyên hữu ích liên quan đến chăm sóc da mụn trong bài viết dưới đây.

Có nên nặn mụn không?

Theo các chuyên gia da liễu, nguyên tắc chung là không nên tự nặn mụn tại nhà vì nặn mụn sai cách sẽ gây ra nhiều vấn đề, cụ thể như:

  • Nguy cơ để lại sẹo vĩnh viễn.
  • Đối với mụn mủ, việc nặn mụn không đúng cách có thể khiến vi khuẩn lây lan, xâm nhập vào các lỗ chân lông, gây ra ổ mụn lớn hơn.
  • Việc nặn mụn thường xuyên có thể ảnh hưởng đến quá trình tự phục hồi của da, khiến mụn kéo dài lâu hơn.
  • Nặn mụn không đúng cách có thể đẩy nhân mụn vào sâu bên trong da, gây tắc nghẽn lỗ chân lông, khiến mụn nổi nhiều hơn, thậm chí là dẫn đến viêm da.
  • Đối với các vị trí mụn tập trung nhiều dây thần kinh như vùng mũi và miệng, việc nặn mụn không đúng cách có thể ảnh hưởng đến các dây thần kinh này, gây tổn thương và đau đớn.
  • Kích thích hình thành mụn mới nếu vi khuẩn xâm nhập hoặc nhân mụn, bã nhờn còn sót lại.
  • Có nên nặn mụn không? Theo nguyên tắc, bạn không nên nặn mụn. Tuy nhiên, với những dạng mụn không viêm, bạn có thể tự nặn tại nhà. Ngược lại, với những dạng mụn viêm, bạn tuyệt đối không được nặn.

  • Các trường hợp mụn có thể nặn: Mụn không viêm, chẳng hạn như nặn mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn nội tiết... đã gom cồi thì bạn có thể tự nặn tại nhà. Những loại mụn này hình thành từ tế bào da chết và dầu thừa, gây tắc nghẽn lỗ chân lông. Các loại mụn này thường nằm gần bề mặt da nên tương đối dễ nặn, có thể loại bỏ hoàn toàn nhân mụn ngay tại nhà. Tuy nhiên, bạn vẫn cần đảm bảo vệ sinh tay, dụng cụ sạch sẽ, nặn đúng cách để tránh làm da bị tổn thương, tắc nguy cơ dẫn đến mụn viêm.
  • Các trường hợp mụn không nên nặn: Mụn đang viêm, sưng, có mủ, có nên nặn mụn không? Bạn không nên tự ý nặn mụn bọc, mụn mủ, mụn không nhân, mụn thịt, mụn đinh râu, mụn u nang,... ngay tại nhà. Những loại mụn này hình thành sâu bên trong da, rất khó loại bỏ nhân mụn bằng cách nặn mụn thông thường. Ngược lại, nguy cơ nhiễm trùng da và để lại sẹo rất cao. Đối với loại mụn này, bạn nên đến gặp bác sĩ da liễu để được thăm khám và lấy nhân mụn chuẩn y khoa bằng dụng cụ chuyên dụng đã được vô trùng, đảm bảo an toàn và hiệu quả.
  • >>>Xem thêm:

  • 9 Cách Trị Mụn Bọc Tại Nhà An Toàn, Hiệu Quả, Không Để Lại Thâm Sẹo
  • 13 Cách Trị Mụn Ẩn Dưới Da Tại Nhà An Toàn Hiệu Quả Triệt Để
  • Có nên nặn mụn không?
    Xác định loại mụn trước khi quyết định có nên nặn mụn không (Nguồn: Internet)

    Quy trình nặn mụn đúng cách, chuẩn y khoa

    Nặn mụn chuẩn y khoa là quy trình lấy nhân mụn đáp ứng đầy đủ các điều kiện quan trọng sau đây:

  • Nhận diện đúng loại mụn nên và không nên nặn.
  • Xác định đúng thời điểm cần nặn mụn để tránh nhiễm trùng.
  • Toàn bộ dụng cụ lấy nhân mụn phải đảm bảo vô trùng tuyệt đối, không dùng chung dụng cụ nặn mụn với bất kỳ ai khác.
  • Các bước nặn mụn được thực hiện đúng kỹ thuật, đảm bảo lấy sạch phần nhân và không để lại thâm.
  • Suốt quá trình lấy nhân mụn đều được tiến hành trong điều kiện vô khuẩn để hạn chế tái nhiễm trùng hoặc bội nhiễm.
  • Da được khử khuẩn đúng cách, làm dịu và phục hồi tại chỗ sau khi nặn mụn để tránh nhiễm trùng hoặc để lại thâm sẹo.
  • Vậy có nên nặn mụn không? Bạn nên thực hiện nặn mụn chuẩn y khoa để đảm bảo an toàn cho làn da. Nặn mụn đúng chuẩn y khoa giúp loại bỏ hoàn toàn nhân mụn bên trong da, từ đó ngăn mụn tiến triển nghiêm trọng hơn theo thời gian. Đồng thời, hạn chế tổn thương bề mặt da và không để lại thâm, sẹo rỗ, giảm nguy cơ hình thành mụn mới.

    Quy trình nặn mụn chuẩn y khoa gồm 9 bước như sau:

    Bước 1: Làm sạch da

    Da cần được làm sạch hoàn toàn trước khi nặn mụn để tránh lây lan vi khuẩn, tích tụ bụi bẩn, dầu thừa trong lỗ chân lông làm cho tình trạng mụn thêm nghiêm trọng. Quy trình làm sạch da gồm:

  • Tẩy trang: Sử dụng nước tẩy trang đúng cách cho da mụn nhạy cảm, đảm bảo có thể làm sạch lớp cặn trang điểm, bụi bẩn, bã nhờn,... nhưng vẫn dịu nhẹ, lành tính và không gây kích ứng da.
  • Dùng sữa rửa mặt: Cho một lượng sữa rửa mặt dịu nhẹ vừa đủ ra lòng bàn tay, tạo bọt với nước, sau đó xoa đều lên 5 điểm trên mặt, massage đều đặn tối đa 1 phút để làm sạch sâu rồi rửa lại với nước.
  • Tẩy tế bào chết: Tẩy tế bào chết có tác dụng gì? Tẩy tế bào chết giúp loại bỏ lớp da sừng hóa trên bề mặt, hỗ trợ loại bỏ nhân mụn dễ dàng và đảm bảo da có thể hấp thụ tối đa các dưỡng chất về sau.
  • Bước 2: Xông hơi

    Quá trình xông hơi sẽ sử dụng nước muối sinh lý (Natri Clorid 0.9%) hòa tan với nước sạch theo tỉ lệ 2:1, xông trực tiếp lên da để kích thích lỗ chân lông giãn nở vừa phải. Nhờ vào bước này, khâu lấy nhân mụn sẽ trở nên dễ dàng hơn, giúp giảm đau khi nặn và hạn chế tối đa các tổn thương không đáng có cho da.

    Bước 3: Loại bỏ dầu nhờn trên da

    Bước này cần sử dụng các loại máy loại bỏ dầu nhờn chuyên dụng. Trong trường hợp không có điều kiện, phương án thay thế là dùng 2-3 giọt Salicylic Acid 2%, nhỏ ra bông tẩy trang và thoa đều khắp mặt. Hoạt chất này cũng có khả năng làm thông thoáng lỗ chân lông.

    >>>Xem thêm:

  • Mụn Dị Ứng: Dấu Hiệu Nhận Biết, Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Hiệu Quả
  • Mặt Nổi Mụn Trắng Nhỏ: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Hiệu Quả
  • Có nên nặn mụn không? Nên nặn mụn chuẩn y khoa
    Loại bỏ dầu nhờn trên mặt trước khi nặn mụn (Nguồn: Internet)

    Bước 4: Sát trùng trước khi nặn mụn

    Sát trùng bề mặt da bằng trước khi nặn mụn bằng Povidine sẽ giúp làm sạch da và ngăn tình trạng nhiễm khuẩn xảy ra.

    Bước 5: Nặn mụn bằng dụng cụ chuyên dụng

    Thời gian nặn mụn là 30 phút, sử dụng tăm bông y tế để lấy sạch nhân mụn bên trong da. Lưu ý quan trọng là chỉ lấy mụn khô, không có dịch mủ, chẳng hạn như mụn đầu trắng, đầu đen, mụn cám, mụn li ti,..., không lấy mụn sưng viêm nặng để tránh gây tổn thương da. Với những loại mụn không được nặn, bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị phù hợp hơn.

    >>>Xem thêm:

  • Dùng Niacinamide Bị Lên Mụn: Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục
  • Có Nên Lột Mụn Đầu Đen? Cách Lột Mụn Đầu Đen Tại Nhà Đơn Giản
  • Nặn mụn bằng dụng cụ chuyên dụng
    Có nên nặn mụn không? Nên loại bỏ nhân mụn bằng phương pháp nặn mụn chuẩn y khoa (Nguồn: Internet)

    Bước 6: Sát trùng sau khi nặn mụn

    Nặn mụn xong nên làm gì? Cần sát trùng bề mặt da bằng Povidine. Việc này giúp kháng viêm cho vết thương hở và tránh nhiễm trùng. Bước này cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình tái tạo da, ngăn ngừa để lại thâm sẹo về sau.

    Bước 7: Điện di giảm sưng và phục hồi da

    Bước điện di được thực hiện sau nặn mụn có tác dụng giảm sưng cho vùng da vừa lấy nhân mụn, đồng thời đưa các dưỡng chất, serum vào sâu bên trong tế bào da, giúp hỗ trợ quá trình phục hồi da nhanh hơn.

    Bước 8: Xịt khoáng làm dịu da

    Sau khi điện di, da mặt cần được xịt khoáng trong vòng 15 giây. Tác dụng chính của bước này là giữ ẩm, làm dịu da sau khi nặn mụn, bảo vệ da khỏi tác hại từ môi trường bên ngoài và tạo cảm giác thoải mái cho da mặt.

    Bước 9: Bôi sản phẩm đặc trị mụn

    Bước cuối cùng trong quy trình nặn mụn chuẩn y khoa là thoa sản phẩm đặc trị mụn lên toàn bộ da mặt. Thuốc chấm mụn, serum trị mụn là loại lành tính chuyên dùng cho da mụn nhạy cảm, giúp điều trị vết thương hở, kiểm soát bã nhờn và ngăn mụn tái phát.

    >>Xem thêm:

  • Nguyên Nhân Gây Mụn Phổ Biến Và Cách Điều Trị Hiệu Quả
  • Nặn Mụn Xong Nên Làm Gì Để Không Bị Thâm? Cách Chăm Sóc Da
  •  Bôi sản phẩm đặc trị mụn sau khi nặn mụn
    Dưỡng da chuyên sâu sau khi nặn mụn (Nguồn: Internet)

    Cách chăm sóc da sau khi nặn mụn

    Sau khi biết có nên nặn mụn không cùng các bước cụ thể trong quy trình lấy nhân mụn chuẩn y khoa, bạn nên lưu ý một số cách chăm sóc da hiệu quả sau khi nặn, bao gồm:

  • Không chạm tay lên mặt sau khi nặn mụn: Tay luôn chứa nhiều vi khuẩn, làn da sau nặn mụn lại vô cùng nhạy cảm, dễ nhiễm khuẩn và kích ứng. Vì vậy, bạn tuyệt đối không sờ tay, cạy, gãi lên mặt để tránh vết thương cũ khó phục hồi, tăng nguy cơ phát triển mụn mới.
  • Tối giản chu trình skincare: Sau khi nặn mụn, bạn tuyệt đối không để da tiếp xúc với mỹ phẩm, chỉ rửa mặt bằng nước muối sinh lý và có thể dùng xịt khoáng để cấp nước cho da. Sau đó, bạn cũng cần tối giản các bước skincare, chỉ cần chú trọng làm sạch dịu nhẹ, sử dụng kem dưỡng ẩmkem chống nắng đều đặn là đủ. Ngoài ra, các thao tác tác động trên da cũng cần nhẹ nhàng, không nên ma sát quá mạnh để tránh tổn thương.
  • Không trang điểm sau nặn mụn: Bạn cần tuyệt đối tránh trang điểm sau khi nặn mụn để ngăn ngừa bít tắc lỗ chân lông, thậm chí là nhiễm trùng nghiêm trọng và tái phát mụn khó kiểm soát. Bạn chỉ có thể trang điểm nhẹ nhàng sau khi da trở về với trạng thái ổn định (khoảng sau 1 tuần).
  • Không sử dụng hoạt chất mạnh trên da: Sau khi nặn mụn, làn da cần thời gian để phục hồi và rất nhạy cảm, nên cần tuyệt đối tránh sử dụng các hoạt chất mạnh như: retinol, tretinoin, AHA, BHA,... Những thành phần này rất dễ gây bào mòn da, tăng mức độ kích ứng và khiến da bị suy giảm miễn dịch, từ đó tái phát mụn nặng hơn.
  • Bảo vệ làn da khỏi ánh nắng mặt trời: Làn da mới nặn mụn cực kỳ nhạy cảm với ánh nắng mặt trời. Tác động của tia UV có thể kích thích da tăng sinh tế bào sắc tố da, cụ thể là hắc sắc tố melanin, dẫn đến bùng phát thâm mụn và làm da tổn thương nghiêm trọng. Vì vậy, bạn đừng quên thoa kem chống nắng đều đặn mỗi ngày để bảo vệ da toàn diện.
  • Xem thêm: Tăng Sắc Tố Da Sau Viêm Do Đâu Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

    Cách chăm sóc da sau khi nặn mụn
    Chăm sóc da đúng cách sau khi nặn mụn để tăng tốc độ phục hồi (Nguồn: Internet)

    Cách điều trị mụn trứng cá không cần nặn mụn

    Nặn mụn không phải là phương pháp duy nhất để cải thiện mụn. Nếu bạn không biết có nên nặn mụn không và lo ngại những rủi ro xảy ra từ việc nặn mụn, bạn có thể áp dụng cách trị mụn bằng các loại thuốc, sản phẩm bôi chứa các thành phần điều trị mụn hiệu quả như:

  • Salicylic Acid: Salicylic Acid (BHA) là một loại acid gốc dầu và dễ tan, có khả năng thẩm thấu sâu vào bên trong da để loại bỏ hoàn toàn lớp tế bào chết, bụi bẩn, vi khuẩn. Do đó, sử dụng BHA trong điều trị mụn ở mặt, mụn lưng, giúp cải thiện làn da thông thoáng, hạn chế tiết dầu và giảm mụn ẩn rõ rệt. Đây cũng là cách trị thâm mụn cực kỳ hiệu quả. Khi dùng BHA, bạn cần biết được tình trạng BHA đẩy mụn (Purging) để không có cảm giác lo sợ trong quá trình sử dụng.
  • Benzoyl Peroxide: Benzoyl Peroxide được đánh giá cao về hiệu quả điều trị mụn ẩn. Vi khuẩn gây mụn chỉ sinh sôi và phát triển được trong môi trường thiếu oxygen. Trong khi đó, Benzoyl Peroxide có khả năng cung cấp oxygen vào sâu bên trong lỗ chân lông, ức chế hoạt động của vi khuẩn, giúp cải thiện mụn đáng kể. Tuy nhiên, với những làn da lần đầu tiếp xúc Benzoyl Peroxide, chỉ nên chọn nồng độ thấp khoảng 2.5% để tránh kích ứng.
  • Retinoids: Retinoids (dẫn xuất Vitamin A) là hoạt chất thường được dùng trong điều trị các loại mụn trứng cá trên da. Thành phần này hoạt động theo cơ chế loại bỏ tế bào chết, dầu thừa, bụi bẩn, tăng cường đẩy cồi mụn lên da để loại bỏ dễ dàng. Tuy nhiên, trước khi dùng Retinoids, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ, không tự ý thoa để tránh kích ứng. Ngoài ra, hoạt chất này chỉ thích hợp để dùng ban đêm vì có khả năng khiến da nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời.
  • Tinh dầu tràm trà: Tinh dầu tràm trà rất giàu Monoterpenes, Sesquiterpenes, Hydrocacbon Terpene, có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, giảm tắc nghẽn lỗ chân lông và làm dịu vùng da mụn. Do đó, sử dụng tinh dầu tràm trà là giúp loại bỏ nhân mụn một cách hiệu quả.
  • >>Xem thêm:

  • Cách Trị Mụn Đỏ 2 Bên Má Hiệu Quả, Nhanh Chóng, Đơn Giản
  • Mụn Bọc Ở Cằm Có Nên Nặn Không? Nguyên Nhân Gây Mụn Và Cách Điều Trị
  • Cách lấy nhân mụn không cần nặn
    Sử dụng các hoạt chất trị mụn thay vì nặn mụn (Nguồn: Internet)

    Gợi ý sản phẩm hỗ trợ cải thiện tình trạng mụn từ Kiehl’s

    Để cải thiện tình trạng mụn, bạn hãy thử ngay serum chấm mụn 2 trong 1 Truly Targeted Blemish-Clearing Solution của Kiehl’s. Với công thức độc quyền chứa 2% Medicated Salicylic Acid và 4% Niacinamide, sản phẩm sẽ giúp làm sạch mụn trứng cá, làm mờ vết thâm sau mụn rõ rệt.

    Thành phần:

  • 2% Medicated Salicylic Acid: Một loại axit nhẹ hoạt động như một chất tiêu sừng, nó giúp da bong tróc các tế bào da chết, hỗ trợ trị mụn, kháng viêm hiệu quả.
  • 4% Niacinamide: Hỗ trợ làm mờ rõ rệt các vết thâm và sự đổi màu sau mụn. Đặc tính chống viêm của hoạt chất này có tác dụng làm giảm sưng và đỏ liên quan đến mụn trứng cá.
  • 0.2% Rễ cam thảo: Chống viêm, sưng, kích ứng và nổi mẩn đỏ.
  • Công dụng:

  • Giảm mụn tức thì.
  • Ngăn ngừa mụn mới hình thành.
  • Cải thiện và điều trị vết thâm sau mụn.
  • Sản phẩm an toàn, có thể sử dụng hằng ngày.
  • Giá tham khảo: 750.000 VNĐ/chai 15ml.

    Serum Chấm Mụn 2 Trong 1 Truly Targeted Blemish-Clearing Solution
    Serum Chấm Mụn 2 Trong 1 Truly Targeted Blemish-Clearing Solution (Nguồn: Kiehl’s)

    Với những chia sẻ trên, Kiehl’s đã giúp bạn giải đáp những thắc mắc về có nên nặn mụn không, hướng dẫn các bước chăm sóc quan trọng sau khi nặn mụn, giúp bạn có được làn da sạch khỏe, tránh tái phát mụn hay để lại thâm mụn, sẹo rỗ. Đừng quên truy cập kiehls.com.vn để lựa chọn thêm những sản phẩm chăm sóc da tốt, chính hãng cùng nhiều ưu đãi từ Kiehl’s nhé!

    Kiehl's luôn tập trung phát triển các sản phẩm chăm sóc da với thành phần, công thức kết hợp cân bằng giữa tự nhiên và khoa học, hướng đến giải pháp hiệu quả cho làn da người dùng. Đi kèm với đó, không chỉ riêng chăm sóc da, Kiehl’s luôn lắng nghe và thấu hiểu cuộc sống của bạn! #WeSkincareAboutYou

    Có Thể Bạn Sẽ Thích

    Thong bao định hướng
    Để có trải nghiệm tốt nhất, vui lòng xoay thiết bị của bạn